Tái chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Do quy hoạch không gian bất hợp lý?

Phó Chánh văn phòng UB ATGTQG Trần Hữu Minh cho rằng, sở dĩ vỉa hè bị tái chiếm là do quy hoạch không gian hiện nay đang rất bất hợp lý.
tai chiem via he o ha noi do quy hoach khong gian bat hop ly
Người dân xây mới bậc tam cấp, tái chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn, Hà Nội. Ảnh: Di Linh

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UB ATGTQG), cho biết đợt ra quân dẹp vỉa hè mới đây ở Hà Nội "không phải là lần đầu tiên chúng ta cố gắng làm việc này".

"Cần khẳng định đây là việc làm rất khó. Chúng ta đã làm cả hàng chục năm nay nhưng phải nói là chưa thành công", ông Minh nói.

Theo ông Trần Hữu Minh, nguyên nhân của việc tái chiếm vỉa hè là do nhu cầu về đỗ xe, kinh doanh rất lớn nhưng quy hoạch không gian dành cho các hoạt động này quá nhỏ.

Điều này dẫn tới vi phạm lấn chiếm vỉa hè diễn ra ở số lượng lớn, trở thành một hiện tượng phổ biến. "Có hiện tượng chấp nhận các hành vi này như một điều bình thường trong xã hội, do có nhiều vi phạm nên xử lý không hết và không hiệu quả".

"Giành lại vỉa hè mà không có lộ trình, kế hoạch phát triển hiệu quả không gian này trong khi có rất nhiều nhu cầu khác cần không gian thì việc vỉa hè bị tái chiếm là điều dễ hiểu", Phó Chánh văn phòng UB ATGTQG lý giải.

tai chiem via he o ha noi do quy hoach khong gian bat hop ly Hà Nội chặt, di chuyển hơn 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng

Dự kiến, Hà Nội sẽ chặt hạ, di chuyển hơn 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng để thực hiện dự án đường vành ...

Chuyên gia giao thông cho rằng, sở dĩ vỉa hè bị tái chiếm do quy hoạch không gian hiện nay đang rất bất hợp lý.

Cụ thể, phần lớn không gian dành cho đường phố, trong khi những nhu cầu hiện hữu tồn tại một cách khách quan như đi bộ, đỗ xe và kinh doanh thì không được tính đến một cách đầy đủ, bởi vậy dẫn tới vi phạm nhiều và không xử lý hết được.

" Ví dụ, trong không gian dành cho giao thông hiện nay lòng đường chiếm tới 96%, đỗ xe mới chỉ có 4%. Nếu điều chỉnh lòng đường còn 80% đỗ xe 20% sẽ hợp lý hơn và khi có không gian đỗ thì không ai đỗ xe trên vỉa hè", ông Minh nói.

Theo ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban đô thị HĐND thành phố Hà Nội, tình trạng tái chiếm vỉa hè có một phần khách quan do điều kiện hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố hiện nay chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, một số đơn vị giải quyết, xử lý vi phạm trong giờ hành chính, chưa chú trọng giải quyết các vi phạm về ban đêm và một số ngươi dân vì lợi nhuận vẫn cố tình vi phạm.

Phó Chánh văn phòng UB ATGTGQ Trần Hữu Minh nêu một số giải pháp cho "cuộc chiến vỉa hè" gồm: Vỉa hè cần được ưu tiên số một để kết nối với giao thông công cộng; Bảo đảm một tỷ lệ hợp lý giữa đường phố - vỉa hè - đỗ xe; Phân bổ lại không gian đỗ xe hiện nay để hạn chế xung đột.

Xây dựng cơ chế để có thể quy hoạch, quản lý, khai thác vận hành những không gian công cộng một cách hiệu quả, minh bạch (như việc tổ chức sơn kẻ hợp lý, đấu thầu kinh doanh không gian...).

Xác lập rõ trách nhiệm quản lý vỉa hè và quan trọng là có quy chế xử lý trách nhiệm và để người dân cùng giám sát việc thực hiện. Như vậy sẽ nêu cao được tinh thần trách nhiệm của cơ quan cá nhân có liên quan trong quản lý khai thác vỉa hè.

tai chiem via he o ha noi do quy hoach khong gian bat hop ly Trà đá vỉa hè: Sáng pha ấm chè, chiều 'chém gió' tối thu về nửa triệu

Vỉa hè Hà Nội xứng đáng là mỏ tiền vì chỉ với chút vốn liếng nhỏ và một chút công sức mỗi buổi sáng, nhiều ...

tai chiem via he o ha noi do quy hoach khong gian bat hop ly 'Cậu bé vàng' của điện ảnh Hong Kong giờ phải bán hoa quả vỉa hè để kiếm sống

Sau nhiều năm vật lộn trong làng giải trí nhưng không thành công, Vương Gia Minh đành phải tìm đường sống bằng việc buôn bán ...

tai chiem via he o ha noi do quy hoach khong gian bat hop ly Chùm ảnh: Cận cảnh vỉa hè bị tái lấn chiếm nhiều nơi ở Sài Gòn

Sau hơn ba tháng ra quân lập lại trật tự vỉa hè, hiện nay, vỉa hè ở Sài Gòn tiếp tục bị tái chiếm, đẩy ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.