Tại sao du thuyền ở bến thủy Hồ Tây vẫn chưa di dời?

Dù đã hết quý I/2017, nhiều du thuyền ở bến thủy Hồ Tây vẫn chưa di dời theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.
tai sao du thuyen o ben thuy ho tay van chua di doi Bến thủy hồ Tây: Vẫn còn du thuyền chưa... lên bờ
tai sao du thuyen o ben thuy ho tay van chua di doi Cưỡng chế bến thủy hồ Tây: Thuyền đi, rác ở lại
tai sao du thuyen o ben thuy ho tay van chua di doi Cưỡng chế bến thủy hồ Tây: Du thuyền vẫn 'bất động' sau hạn chót 25/2
tai sao du thuyen o ben thuy ho tay van chua di doi
Hết quý I/2017, nhiều du thuyền ở bến thủy Hồ Tây vẫn chưa di dời theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Ảnh: Di Linh

Liên quan đến việc di dời bến thủy Hồ Tây (đường Nguyễn Đình Thi, phường Thụy Khuê, Ba Đình), UBND TP Hà Nội giao quận Tây Hồ di dời triệt để các phương tiện này khỏi Hồ Tây; tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi trên Hồ Tây (hoàn thành trong Quý I/2017).

Tuy nhiên, ghi nhận của chúng tôi ngày 13/4, tại khu vực bến thủy vẫn còn ba du thuyền chưa di dời về đầm Bảy. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Ban quản lý hồ Tây, đây là những du thuyền không có máy hoặc cũ nát, không di chuyển được.

Được biết, trong tháng 3, quận Tây Hồ đã có làm việc với Sở GTVT để thống nhất phương án di dời phương tiện, báo cáo thành phố.

Trao đổi với chúng tôi chiều 13/4, ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết sáng cùng ngày đã có buổi làm việc với Sở GTVT. "Chúng tôi đã thống nhất phương án, tiếp tục báo cáo lên thành phố", ông Hoàng nói.

Về vấn đề lai dắt tàu, ngoài việc phương tiện đã quá cũ có thể đắm khi di chuyển về đầm Bảy thì một số doanh nghiệp cho rằng họ không có điều kiện để thực hiện. Theo những doanh nghiệp ở bến thủy, việc di chuyển phương tiện về đầm Bảy và tháo dỡ lên đến khoảng 200 triệu đồng.

tai sao du thuyen o ben thuy ho tay van chua di doi
Du thuyền được đưa về đầm Bảy nhưng chưa lên khỏi mặt nước. Ảnh: Di Linh

Trước đó, sáng 23/2, cơ quan chức năng quận Tây Hồ đã tiến hành cưỡng chế, di dời các nhà nổi, cầu dẫn du thuyền tại khu vực bến thủy hồ Tây (từ số 2 đến số 10 đường Nguyễn Đình Thi, phường Thụy Khuê).

Tại một số đoạn lan can bị phá, lực lượng chức năng đã rào tạm bằng lưới sắt để đảm bảo an toàn cho người dân. Các tàu dời đi để lại một lượng bùn, phế thải rất lớn ở lòng hồ nhưng đến nay chưa thấy có đơn vị nào xử lý.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Lê Hoàng cho biết, thành phố đã giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư đề xuất phương án và báo cáo. "Hiện vẫn đang chờ thành phố chỉ đạo", ông Hoàng nói.

Ngày 9/2, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 38/TB-UBND, truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND TP về kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tại khu vực Hồ Tây và giải quyết kiến nghị liên quan đến hoạt động kinh doanh ở khu vực Hồ Tây của các doanh nghiệp.

Theo đó, UBND TP giao UBND quận Tây Hồ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý Hồ Tây; Xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu, thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết; Xây dựng Kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này khỏi Hồ Tây; tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi trên Hồ Tây (hoàn thành trong Quý I/2017).

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.