Tại sao Việt Nam cần tới 6 hãng hàng không?

Việt Nam cần nhiều hãng hàng không như vậy do tầng lớp trung lưu mới nổi cũng như sức hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến nhu cầu di chuyển lớn.
avatar_1575113876760

Cơ quan hàng không dân dụng của Việt Nam ước tính lưu lượng hành khách hàng không sẽ đạt mức 131 triệu lượt vào năm 2020 và 280 triệu lượt vào năm 2030. (Ảnh: Qdnd.vn).

Tại Việt Nam, 5 hãng hàng không đang hoạt động và hãng thứ 6 đang chuẩn bị gia nhập thị trường. Sở dĩ Việt Nam cần nhiều hãng hàng không như vậy là do tầng lớp trung lưu mới nổi cũng như sức hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến nhu cầu di chuyển lớn.

Cơ quan hàng không dân dụng của Việt Nam ước tính lưu lượng hành khách hàng không sẽ đạt mức 131 triệu lượt vào năm 2020 và 280 triệu lượt vào năm 2030.

Ông Michael Lynch, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán – Khách hàng tổ chức của CTCP Chứng khoán SSI, nhận định: "Tất cả các máy bay đều đầy khách. Tuyến Hà Nội - TP HCM ngày nào cũng kín chỗ. Các hãng hàng không mới vừa được thành lập là khách ùn ùn kéo tới".

Một trong những yếu tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành hàng không là hoạt động kinh doanh, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động này đòi hỏi đại diện doanh nghiệp nước ngoài phải tới thăm nhà máy tại Việt Nam, đi tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu và họp bàn với các nhân viên sở tại.

Các hãng hàng không đang bùng nổ trên khắp châu Á nhờ tăng trưởng kinh tế và sự phổ biến của hàng không giá rẻ. Tại Việt Nam, tăng trưởng của hàng không trong năm 2017 đã cao gấp 2 lần so với khu vực.

Tại sao Việt Nam cần tới 6 hãng hàng không? - Ảnh 2.

Nhu cầu du lịch tăng cao thúc đẩy hàng không phát triển. (Ảnh: baovanhoa.vn).

Theo hãng tư vấn Dezan Shira & Associates, năm 2017, Việt Nam vận chuyển 94 triệu lượt hành khách bằng máy bay, trong đó, khách quốc tế chiếm 13 triệu lượt, tăng 16% so với năm 2016.

Lao động giá rẻ đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để sản xuất đồ nội thất, linh kiện ô tô, đồ điện tử…. Chính dòng vốn đầu tư nước ngoài này đã giúp Việt Nam đạt tăng trưởng 6 – 7% mỗi năm.

Nhà đầu tư nước ngoài cùng với nhân viên, đối tác của họ cũng thường xuyên di chuyển bằng đường hàng không tạo điều kiện cho ngành này phát triển.

Nhu cầu du lịch bùng nổ

Việc miễn thị thực cho khách du lịch Việt Nam tại các nước Đông Nam Á khiến người Việt đi du lịch nhiều hơn. Các tour du lịch của du khách nước ngoài đến Việt Nam để tham quan các kiến trúc do Pháp xây dựng, ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ, bờ biển dài và cả những di tích chiến tranh.

Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 20% so với năm 2017.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit nhận định, “sự kết hợp giữa du lịch và kinh doanh đã khiến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho ngành hàng không".

“Hành khách Việt Nam có nhiều động lực để đi máy bay di các hãng hàng không đang hạ giá vé và tung các chương trình khuyến mãi nhằm cạnh tranh với nhau”, ông Lynch nói. “Khách du lịch thường đi theo gia đình, do đó máy bay thường kín chỗ”, ông nói thêm.

Cùng với đó, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều lên cũng đã góp phần vào sự bùng nổ của các hãng bay. Tập đoàn tư vấn Boston dự báo, đến năm 2030, 16% dân số Việt Nam sẽ trở nên giàu có, tăng mạnh so với con số 5% vào năm 2018.

"Hạ tầng hàng không đang quá tải. Sân bay không có đủ các cửa cố định cho tất cả máy bay. Các sân bay phục vụ không xuể, ngày càng có nhiều hãng hàng không đến khai thác", ông Lynch nói.

Bộ Giao thông vận tải đã lên kế hoạch chi 3,7 tỉ USD đến năm 2020 và 15,4 tỉ USD đến năm 2030 để phát triển 28 sân bay với công suất thiết kế 308 triệu hành khách và 7,5 triệu tấn hàng hóa.

“Sẽ đến lúc các hãng bay phải đối diện với tình trạng tăng trưởng hành khách chậm lại. Viễn cảnh này "chắc chắn sẽ dẫn tới một số điều chỉnh nhất định", ông Brendan Sobie,  chuyên gia phân tích hàng không tại Trung tâm Hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), nhận định.




chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.