Tại sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19?

Năm 2020, giữa bối cảnh các nền kinh tế thế giới đều chịu tác động từ đại dịch thì Việt Nam lại nổi lên với kết quả xuất siêu kỷ lục của hoạt động thương mại hàng hóa.
Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vừa xác lập kỷ lục mới và đạt giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%.

Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Về thị trường, Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước.

Còn thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 84 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2019.

Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 3.
Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 4.
Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 5.

Đánh giá về con số xuất siêu cao kỷ lục vừa đạt được, chia sẻ với người viết, TS. Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Với tình hình kinh tế thế giới giảm hơn 5%, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều tăng trưởng âm nhưng Việt Nam lại là một trong những nước ghi nhận quý nào cũng tăng trưởng dương".

Một trong những nguyên nhân giúp thương mại Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng này là do xuất khẩu chủ yếu tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc.

"Việt Nam tận dụng được lợi thế từ thương mại Mỹ - Trung và những tháng cuối năm khi thị trường Trung Quốc dần ổn định, Việt Nam cũng tăng nhanh xuất khẩu sang đây.

Trong khi đó, ở các thị trường đầu vào như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...kiểm soát dịch khá tốt nên Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng nhiều. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI về điện thoại, linh kiện, máy tính... vẫn xuất khẩu thành công nên tình hình xuất khẩu chung của nước ta vẫn ổn định và tăng trưởng", ông Điền phân tích.

Thực tế, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy bất chấp dịch Covid-19 gây nhiều tác động đến các thị trường xuất khẩu nhưng 11 tháng đầu năm 2020 nhiều mặt hàng vẫn tăng trưởng đến hai con số.

Cụ thể xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng gần 8 tỷ USD, tương ứng tăng 24,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng gần 7,5 tỷ USD, tương ứng tăng 45,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 1,5 tỷ USD, tương ứng tăng 15,6%...

Vì sao Việt Nam vẫn xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch COVID-19? - Ảnh 6.

Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền xuất khẩu của Việt Nam sở dĩ tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ doanh nghiệp FDI.

Trong khi doanh nghiệp nội như dệt may, giày da lại sụt giảm, trừ ngành gỗ vẫn tăng trưởng nhờ thị trường đa dạng và kết quả của hội nhập kinh tế sâu rộng trong những năm qua giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn xuất khẩu.

"Trong bối cảnh các nước không xuất khẩu được thì đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt với khả năng linh hoạt tốt cùng với việc Chính phủ hỗ trợ nên đã giúp thương mại hàng hóa đạt được kết quả như hiện nay", TS Huỳnh Thanh Điền nhận định.

Ngoài đóng góp của xuất khẩu, ông Điền cho rằng còn nhờ vào đầu tư công và kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam đã giúp niềm tin của nhà đầu tư vẫn đảm bảo, các doanh nghiệp FDI vẫn yên tâm làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam nên xuất khẩu lại tiếp tục tăng.

Với kết quả này, TS Điền cho rằng năm 2021 kinh tế Việt Nam sẽ lạc quan khi vắc xin phòng COVID-19 đã được hơn 40 quốc gia đưa vào thử nghiệm, điều này giúp niềm tin, tâm lý của người dân, nhà đầu tư dần hồi phục và vấn đề mở cửa giao thương giữa các nước cũng sẽ dần trở lại bình thường.

"Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở những vùng không ổn định, kiểm soát dịch không tốt hoặc chính trị không ổn, chiến tranh thương mại...đã bắt đầu chán những quốc gia đó rồi. 

Trong khi đó, Việt Nam đang xây dựng hình ảnh là một điểm đến ổn định về chính trị, ổn định về kinh tế thì việc thu hút FDI để tăng xuất nhập khẩu sẽ càng khả quan.

Cùng với hai hiệp định vừa ký kết là EVFTA và RCEP thì độ mở của nền kinh tế sẽ càng mở thêm và thương mại trong năm tiếp theo sẽ còn gia tăng lớn, chứ không dừng lại ở kết quả này", TS. Huỳnh Thanh Điền chia sẻ về những dự báo lạc quan của tình hình tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong năm 2021.

chọn
Những dự án sắp ra mắt của Vincom
Dự kiến giai đoạn quý II - quý IV/2024, Vincom sẽ khai trương 6 dự án, gồm Vincom Mega Mall Grand Park; Vincom Plaza Hà Giang; Vincom Mega Mall The Empire; Vincom Plaza Điện Biên Phủ; Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị và Vincom Plaza Bắc Giang.