Tâm sự của cô giáo mầm non: Trưa không kịp ăn, bật khóc vì trẻ sốt co giật

Buổi trưa chẳng kịp ăn cơm, không dám ngủ vì mải chăm 34 đứa trẻ, bật khóc vì trẻ lên cơn sốt và co giật, phải đưa đi cấp cứu… đó là những chia sẻ xúc động của cô giáo mầm non về nghề.
tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat Mô hình mầm non Đà Nẵng định 'học' của Mỹ: 1 cô giữ 4 - 7 trẻ
tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat Giáo viên mầm non có trình độ thạc sĩ được hỗ trợ 18 triệu đồng/năm
tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat Học trường mầm non quốc tế nhưng chỉ phải đóng 800.000 đồng/tháng

Tâm sự xúc động nhận được 23.000 lượt thích

Được đăng tải lên mạng xã hội, tâm sự của một giáo viên mầm non nhanh chóng nhận được sự tâm lớn của dư luận xã hội. Bài đăng nhận được hơn 23.000 lượt thích và gần 6.000 lượt chia sẻ, cùng với đó là hàng ngàn bình luận động viên, chia sẻ với câu chuyện của cô giáo mầm non.

Mở đầu đoạn tâm sự, cô giáo mầm non kể: "Bây giờ là 12h45'. Các con vẫn đang ngủ, thi thoảng một vài tiếng nấc nhẹ vang lên "Mẹ ơi, huhu" khiến cô giật mình chạy đến vỗ về.

Hôm nay đã là ngày thứ 3 các con ở bán trú tại trường. Mặc dù đã xác định rằng, việc khóc lóc, la hét sẽ rất nhiều, sẽ mệt lắm, nhưng sao vẫn cứ xót như thế này? Từ nãy đến giờ cô vẫn chưa được ăn trưa. Đơn giản chỉ vì chẳng dám bỏ các con ở lại lớp một mình để đi ăn.

Cô cùng lớp có con nhỏ nên phải về cho em ti, một mình cô ở lại. Với 34 đứa trẻ đang ngủ. Giấc ngủ chập chờn vì nhớ Mẹ, nhớ Ba, vì cảm giác lạ lẫm, tủi thân khi không có người thân bên cạnh...

tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Tâm sự xúc động nhận được phản hồi lớn của cộng đồng mạng
tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Cô giáo mầm non chia sẻ, cảm thấy rất yêu nghề

Bật khóc vì trẻ lên cơn sốt và co giật, phải đưa đi cấp cứu

Cô giáo mầm non chia sẻ những tâm sự trên làTrần Thị Thu Phượng, sinh năm 1993 và hiện đang là giáo viên mầm non một trường công lập ở Quảng Trạch, Quảng Bình.

Khi được hỏi về động lực chọn Sư phạm, cô giáo Thu Phượng chia sẻ: "Thật ra ngày bé cho tới năm 11, mình thích ngành báo chí và ước mơ được trở thành một nhà báo, một phóng viên rong ruổi khắp mọi miền đất nước. Cho đến năm học 12, mình gặp một chị là giáo viên mầm non ở trường mình đang công tác hiện tại. Nghe chị kể về những đứa trẻ đáng yêu, với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ, mình rất thích.

Năm đó, mình cũng tình cờ xem tivi và thấy người ta chiếu cảnh về thành phố Nha Trang. Tự nhiên yêu Nha Trang đến lạ. Rồi mình quyết định nộp đơn dự thi trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang để vừa được là cô giáo của các cháu, vừa được đặt chân đến Nha Trang. May mắn là mình đã đậu và trở thành giáo viên mầm non như bây giờ".

tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Được biết, đoạn chia sẻ trên là của cô giáo mầm non tên là Trần Thị Thu Phượng. Ảnh NVCC

Lúc mới chập chững bước vào môi trường Sư phạm, Thu Phượng nghĩ, giáo viên mầm non chắc chỉ múa hát, cho trẻ ăn và dỗ chúng ngủ. Thế nhưng sau khi trở thành sinh viên Sư phạm mầm non, cô mới thấy mọi thứ không đơn giản như bản thân tưởng tượng. Thu Phượng phải học tất cả các bộ môn đại cương như Bộ ban hành đồng thời học tất cả các môn phương pháp chuyên ngành, từ việc dạy trẻ hát như thế nào, vẽ ra sao, thể dục, ăn, uống, sinh hoạt,... Cô được đào tạo rất kỹ, rất đầy đủ cả về tư tưởng lẫn đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn.

tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Sau khi trở thành sinh viên Sư phạm mầm non, cô mới thấy mọi thứ không đơn giản như bản thân tưởng tượng. Ảnh NVCC

"Nhưng dù việc học có khó như thế nào thì việc đi làm càng khó hơn gấp bội. Ra trường, đi làm, mình thật sự cảm nhận được sự vất vả của các cô giáo mầm non. Mình tốt nghiệp năm 2014 và bắt đầu đi làm từ đó. Năm đầu tiên mình trở thành cô giáo chủ nhiệm ở lớp nhà trẻ. Kỉ niệm thì rất nhiều, vui có, buồn có và nước mắt cũng nhiều.

Từ 6h30 sáng, các cô phải có mặt ở trường, vệ sinh lớp, lau dọn, sắp xếp bàn ghế để đón trẻ. 8h, các cô lên tiết dạy theo chương trình, nào hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Tất cả phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần theo chương trình.

Sau đó cho các con ăn, cho các con ngủ. Trẻ mầm non không giống các lứa tuổi khác, các con sống theo cảm xúc. Vui thì cười, buồn thì khóc. Có khi không có việc gì cũng khóc. Lúc đó cô giáo phải lại ôm ấp, vỗ về các con. Nhưng cực nhất là lúc các con ốm mà phụ huynh vẫn gửi con đến trường. Trẻ bị bệnh rất nhạy cảm và hay làm nũng. Cô giáo thật sự rất vất vả. Ở nhà một mẹ một con đã rất cực rồi.

Cứ tưởng tượng 2 cô giáo với gần 30 đứa trẻ xa lạ, không quen biết, cháu này khóc, cháu kia nôn, cháu khác ị,... Chỉ cần tưởng tượng thôi, sẽ biết lúc đó cực như thế nào", cô giáo mầm non trải lòng.

tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Nghề giáo viên thực sự vất vả. Ảnh NVCC
tam su cua co giao mam non trua khong kip an bat khoc vi tre sot co giat
Cô giáo trẻ trải qua nhiều tình huống dở khóc dở cười. NVCC

Thu Phượng kể, chuyện học sinh tè ra quần cô lúc cô bế dỗ nín khóc hay nôn trớ ra người cô giáo là chuyện bình thường. Có lần, một cháu bị ốm nhưng bố mẹ không nói gì với Thu Phượng. Đến lúc cháu lên cơn sốt và co giật, cô hoảng hốt ôm cháu đi cấp cứu. Lúc đó Thu Phượng thật sự rất sợ bởi chưa từng là mẹ, chưa có kinh nghiệm trong việc chăm trẻ ốm nên những chuyện như vậy thật sự khiến cô bật khóc.

"Thật ra là giáo viên mầm non thì vất vả là đúng rồi. Đã chấp nhận theo nghề thì phải chấp nhận những điều đó. Mình chỉ mong phụ huynh hiểu và tôn trọng nghề của bọn mình. Đừng vì vài cô giáo không tốt mà nghĩ rằng tất cả các cô giáo đều như vậy", cô giáo Thu Phượng nói.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.