Tết Hạ Nguyên: Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết này
Bên cạnh các ngày lễ Tết quen thuộc, tết Hạ Nguyên cũng là dịp Tết truyền trống vô cùng quan trọng vào tháng 10 Âm lịch hằng năm. Để hiểu rõ hơn về dịp tết này, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Tết Hạ Nguyên là gì vào rơi vào ngày nào?
Trong dân gian Việt Nam, hằng năm có ba ngày rằm lớn lớn, bao gồm rằm tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên), rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) và rằm tháng 10 (Tết Hạ Nguyên). Theo đó, ngày Tết Hạ Nguyên sẽ rơi vào ngày mùng 1 đến ngày 15/10 Âm lịch.
Với tên gọi khác là ngày Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới, ngày Tết này chính là dịp để người dân sẽ sửa soạn, chuẩn bị lễ vật để tạ ơn trời đất và cầu mong một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, tránh thiên tai, vận hạn.
Theo quan niệm dân gian, đây còn là ngày dề người dân bày biện, cúng kiếng linh đình nhằm cầu an cho gia đạo hay cầu siêu cho thân nhân đã khuất.
Do đó, cứ đến Rằm tháng 10 Âm lịch, người dân Việt Nam sẽ đem những gì đã thu hoạch được làm ra các món ăn theo phong tục địa phương cùng mâm cơm dâng cúng ông bà tổ tiên, Thổ thần,... Dần dần, dịp lễ này đã trở thành một dịp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân.
Ngoài ra, Tết Hạ Nguyên còn là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã truyền lại khi Ngài còn tại thế. Theo đó, sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sẽ quây quần bên bếp lửa hồng và cùng thưởng thức mâm cơm ấm cúng giữa tiết trời Đông se lạnh.
Nguồn gốc của ngày Tết Hạ Nguyên
Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, vào ngày những ngày mùng 1 - 15/10 hằng năm, Thiên Đình thường cử thần Tam Thanh xuống trần gian vi hành để xem xét việc tốt việc xấu của người dân để về tâu với Ngọc Hoàng Đại Đế. Do vậy, mọi nhà đều phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên. Kể từ đó, ngày Tết Hạ Nguyên ra đời và luôn được người dân chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng vào mỗi dịp tết này hằng năm.
Ý nghĩa của ngày Tết Hạ Nguyên
Tết Hạ Nguyên chính là ngày lễ cổ truyền quan trọng mang giá trị tâm linh sâu sắc của người dân Việt Nam. Do đó, vào dịp này, mọi người sẽ làm việc thiện và cầu mong đức chư Phật gia hộ, ông bà tổ tiên che chở.
Sau đây là những ý nghĩa tiêu biểu của ngày Tết Hạ Nguyên mà bạn cần biết:
- Cầu bình an và cầu siêu cho người đã khuất: Lễ mừng lúa mới này chính là dịp để tất cả mọi người đến chùa ước cầu sự an yên, bình an cho những người thân trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn thăm viếng những người thân đã mất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu mong họ được đầu thai ở một nơi tốt đẹp.
- Tưởng nhớ công ơn của chư Phật và tổ tiên: Vào dịp này, đặc biệt là các Phật Tử (người đã quy y trong Phật giáo) sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ gian diệt ác và nhớ ơn ông bà tổ tiên. Do đó, lễ cúng tết cơm mới thường tổ chức linh đình ở chùa để mọi người thành tâm noi gương đức Phật.
- Hướng cong người đến điều thiện: Một ý nghĩa quan trọng khác của ngày Tết Hạ Nguyên chính là nhắc nhở mọi người tự nguyện sống hướng thiện, bởi tròn cuộc sống con người, không việc gì cao thượng bằng làm việc thiện. Nhất là trong dịp Lễ Tết, nét đẹp này càng được tôn vinh hơn khi người người, nhà nhà đều toàn tâm toàn ý làm lễ cúng kiếng và nhớ đến công ơn của ông bà tổ tiên, cha mẹ và bậc tiền nhân.
Các hoạt động trong ngày tết Hạ Nguyên
Dưới đây là những hoạt động mà mọi người thường hay thực hiện vào ngày Tết Hạ Nguyên, bạn có thể tham khảo để làm cùng với gia đình của mình:
- Tặng quà cho người thân: Vào dịp Tết Hạ Nguyên, người dân thường chuẩn bị những món quà ý nghĩa như gạo - nếp mới hay các đặc sản giao mùa Thu Đông để gửi tặng ông bà, cha mẹ và các bậc tôn kính nhằm bày tỏ sự biết ơn và lòng hiếu thảo.
- Cúng Tổ Tiên và Tam Bảo: Để ngày Lễ mừng lúa mới thêm phần trang trọng, thành tâm, người người nhà nhà đều mua sắm hương hoa, đèn nến, nấu xôi gạo mới cùng mâm lễ tươm tấp, thanh khiết dâng kính dâng Tam Bảo và ông bà tổ tiên.
- Thăm viếng chùa chiền và thắp hương: Thông thường để cầu may mắn, bình an, mọi người sẽ đến chùa để cúng bái, thắp hương lễ Phật và thành tâm cầu mong cho mọi điều trong công việc và cuộc sống được thuận lợi, hanh thông. Vì thế, cứ mỗi dịp tết Hạ Nguyên, các ngôi chùa chiền đều đông người tấp nập, nghi ngút khói hương.
Trên đây là toàn bộ những thông tin vô cùng hữu ích về ngày Tết Hạ Nguyên, hy vọng bạn đọc có thể nắm được Tết Hạ Nguyên là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của dịp tết này.