Tết Hạ Nguyên thường diễn ra vào ngày rằm tháng Mười Âm lịch. Năm nay, lễ sẽ rơi vào thứ Ba, ngày Ất Sửu, tháng Tân Hợi, năm Nhâm Dần (tức ngày 8/11 Dương lịch). Theo đó, giờ Hoàng Đạo thuận lợi cho các việc cúng bái rơi vào hai khung giờ, gồm 9h - 11h (giờ Tỵ) và 15h - 17h (giờ Thân).
Nếu gia chủ có việc bận vào hai khung giờ trên có thể cúng vào hai khung giờ 5h - 7h (giờ Mão) hoặc 19h - 21h (giờ Tuất).
Việc bày mâm cúng Tết Hạ Nguyên ra sao được xem là vô cùng quan trọng vì điều này thể hiện tấm lòng và sự thành tâm của gia chủ đối với chư Phật và tổ tiên đã khuất. Mâm cơm cúng tùy vào vùng miền mà các món ăn hay vật trang trí cũng khác nhau. Hãy cùng điểm qua mâm Mâm cúng Tết Hạ Nguyên của ba miền ngay sau đây.
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Lúa, nếp đã trở nên thân thuộc với người dân nơi đây qua những món bánh như bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi, bánh nếp. Các loại bánh này sẽ được bày biện trên mâm cúng Tết Cơm Mới.
Sau khi làm bánh, người dân sẽ đem cúng ông bà tổ tiên, thần linh. Thông thường, ngoài các loại bánh trên thì trong mâm cúng lễ Hạ Nguyên còn có các đồ lễ như:
- Thịt gà luộc nguyên con.
- Thịt heo luộc để nguyên miếng.
- 1 đĩa giò lụa.
- 1 đĩa xôi đỗ xanh hoặc xôi vò, xôi gấc.
- Canh mọc, canh măng hoặc canh miến.
- 1 đĩa nem rán.
- 3 hoặc 5 bát chè đỗ xanh hoặc chè hạt sen, chè trôi nước.
- 1 đĩa rau xào hoặc rau luộc.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 lọ hoa (hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ trắng.…).
- 1 chai rượu.
- 3 hoặc 5 chén nước.
- 1 đĩa trầu cau.
- Hương, đèn, nến.
Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi có nhiều đồi núi, địa hình hiểm trở nên nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Người dân nơi đây rất coi trọng “Giàng” - thần núi trong khi khu vực đồng bằng xem trọng Tam Bảo.
Vào ngày lễ Hạ Nguyên, người dân sẽ tổ chức cúng thần sông, núi, rừng để cầu mong thời tiết thuận lợi, giúp cho cây cối tốt tươi. Thông thường, việc tổ chức cúng lễ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năm đó, gia chủ trồng trọt có thu được sản lượng nhiều hay không.
Tại khu vực này, người Ê Đê chỉ tổ chức lễ Hạ Nguyên theo từng hộ gia đình và thường mổ gà, heo để ăn mừng. Trong khi đó, phong tục của người Mạ là giết trâu để ăn mừng lễ Hạ Nguyên.
Người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng tổ chức làm bánh từ gạo mới để dâng lên tổ tiên như bánh bao, bánh tét.
Ngoài ra, trong mâm cúng còn được bày trí các món ăn khác như:
- Một con heo quay hoặc gà luộc nguyên con.
- Một đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, xôi ngũ sắc.
- Thịt heo kho hột vịt.
- Giò lụa.
- Cá lóc kho.
- Canh khổ qua nhồi thịt.
- Gỏi cuốn.
- Canh xương hầm củ quả hoặc canh chân giò hầm măng.
- Thịt heo hầm măng.