Khám phá phong tục Tết Hạ Nguyên của Việt Nam

Tết Hạ Nguyên là dịp lễ diễn ra vào Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm để mọi người nhớ ơn và bày tỏ lòng hiếu kính với bề trên. Chuẩn bị mâm cúng, biếu quà, cúng tổ tiên,... là những phong tục, hoạt động phổ biến và đặc biệt không thể thiếu trong mỗi dịp này.

Tham khảo phong tục chuẩn bị mâm cúng Tết Hạ Nguyên của Việt Nam

Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) là ngày lễ hằng năm để mọi người cầu phước lành cho gia đình, cầu siêu cho thân nhân, tưởng nhớ công ơn tổ tiên và đặc biệt nhất là cùng nhau hướng đến điều thiện. 

Cùng tìm hiểu phong tục chuẩn bị mâm cúng Tết Hạ Nguyên ở một số nơi tại Việt Nam để khám phá những nét văn hóa độc đáo trong dịp lễ này. 

Vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng được biết đến là “cái nôi” của nền nông nghiệp lúa nước. Do đó, từ xưa người dân thường chế biến nhiều loại bánh chủ yếu từ gạo nếp trong dịp Tết Hạ Nguyên, điển hình như bánh giầy, bánh trôi, bánh nếp,... Sau khi làm bánh, người dân nơi đây sẽ đem cúng ông bà tổ tiên và thần linh. 

Bên cạnh những loại bánh trên thì mâm cúng lễ Hạ Nguyên còn có một số món ăn chay - mặn khác nhau như sau:

- Thịt gà luộc nguyên con

- Thịt heo luộc để nguyên miếng

- 1 đĩa giò lụa

- 1 đĩa nem rán

- 1 đĩa xôi đỗ xanh/xôi vò/xôi gấc

- 1 tô canh mọc/canh măng/canh miến

- 3 hoặc 5 chén chè đỗ xanh/chè hạt sen/chè trôi nước 

Ngoài ra, đĩa trái cây, trầu cau, ly rượu, ly nước lọc, hoa cúc/bông lúa, hương, đèn, nến,... là các lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng trong ngày Tết Hạ Nguyên tại nơi đây. 

Ảnh: VnExpress

Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, người dân ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên sẽ tổ chức cúng thần sông, núi, rừng để cầu thời tiết “mưa thuận gió hòa” và cây cối phát triển tươi tốt. Được biết, đây là khu vực có rất nhiều đồi núi và địa hình hiểm trở khiến cho việc sản xuất nông nghiệp khó khăn nên mọi người nơi đây rất coi trọng “Giàng” - thần núi. 

Theo đó, phong tục chuẩn bị mâm cúng lễ Hạ Nguyên tại đây sẽ được tổ chức heo hay nhỏ tùy thuộc vào năm đó thu về được sản lượng nhiều hay không. Thông thường, những người dân tộc sẽ chuẩn bị mâm cúng như sau: 

- Dân tộc Ê Đê: Người Ê Đê chỉ tổ chức Tết Hạ Nguyên theo từng hộ gia đình. Với mỗi hộ, họ sẽ thường mổ gà, giết heo và chuẩn bị rượu cần, cơm mới, bầu nước lã, ông điếu, bếp đựng than cùng với các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… để cùng người thân thực hiện việc cúng bái và ăn mừng trong ngày lễ này. 

- Dân tộc Mạ: Phong tục của người dân tộc Mạ chính là giết trâu để ăn mừng lễ Hạ Nguyên. Đây được xem là con vật hiến sinh để tạ ơn, cầu xin thần linh tiếp tục che chở phù hộ cho buôn làng. 

- Dân tộc Gia Rai và Ba Na: Gia đình sẽ chuẩn bị ba ghè rượu và giết một con heo, hai con gà. Trong đó, một ghè rượu và một con heo để mời “hồn lúa” về kho, một con gà và một ghè rượu để báo tin với tổ tiên, một ghè rượu và một con gà còn lại để báo với thần núi. 

 - Dân tộc Dao: Những người thuộc dân tộc này sẽ ra ruộng cắt tỉa những bông lúa to trĩu hạt vừa chính, sau đó đem đi tuốt rồi làm cốm, nấu xôi để dâng lên tổ tiên đất trời. Song song đó, những lễ vật khác mà người nơi đây cúng tổ tiên, gồm cơm mới, cốm, gà luộc, hoa quả, hương, tiền giấy và rượu. Ngoài ra còn có sâu măng, cá chép ruộng, nhộng ong,… với hy vọng giúp đỡ cho gia đình có một mùa vụ tươi tốt. 

- Dân tộc Xa Phó: Riêng người Xa Phó sẽ chuẩn bị mâm cúng tổ tiên trong lễ Hạ Nguyên gồm những lễ vật và món ăn như sau: một gói xôi, một gói cơm tẻ, một đĩa thịt gà, một gói cát, một gói hoa chuối, một gói cà xanh, một ống nứa đựng rượu, một chén uống rượu và bát đũa. 

Ảnh: 123tadi 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đối với người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, họ ăn mừng ngày lễ Tết Hạ Nguyên qua những cuộc thi làm bánh từ gạo mới để lên dâng tổ tiên (bánh bao hay bánh tét). Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn cúng ông bà tổ tiên, thần linh với một số món ăn mặn như sau:

- 1 con heo quay/gà luộc nguyên con

- 1 đĩa xôi gấc/xôi đậu xanh/xôi ngũ sắc

- 1 đĩa thịt heo kho hột vịt

- 1 đĩa giò lụa

- 1 đĩa cá lóc kho

- 1 tô canh khổ qua nhồi thịt/canh xương hầm củ quả/canh chân giò hầm măng

- 1 tô thịt heo hầm măng

- Gỏi cuốn

Ảnh: XÔI CHÈ ĐẬU ĐẬU

Tìm hiểu các hoạt động trong Tết Hạ Nguyên tại Việt Nam từ xưa đến nay

Ngoài những phong tục Tết Hạ Nguyên nêu trên, một số hoạt động thường được diễn ra từ xưa đến nay trong ngày lễ này đó là:  

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Trong ngày Tết Hạ Nguyên, dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa là một trong những hoạt động chắc chắn không thể bỏ qua. Vì mong muốn vạn sự hanh thông nên nhà nhà đều dành thời gian để tổng vệ sinh nhà cửa và bàn thờ gia tiên trong ngày đặc biệt này.

Không những vậy, nhiều gia đình còn trang trí trên bàn thờ với một số loài hoa như hoa cúc, hoa sen, bông lúa,... giúp cho ngày Tết thêm phần rộn ràng và cầu mong năm mới được một vụ lúa tươi tốt, cây cối xanh tươi. 

Ảnh: Medium

Cúng tổ tiên và Tam Bảo

Cúng tổ tiên và Tam Bảo là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Hạ Nguyên. Theo quan niệm dân gian, Tết Cơm mới là dịp ông bà tổ tiên sẽ về sum vầy với con cháu nên ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, mâm ngũ quả cũng phải được chuẩn bị một cách chu đáo để thực hiện lễ cúng trên bàn thờ tổ tiên và Tam Bảo. 

Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục chuẩn bị và bày trí mâm cúng khác nhau, song đều mang ý nghĩa cầu mong cho một năm làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt và con cháu mạnh khỏe, đồng thời luôn luôn thể hiện sự tôn kính với ông bà tổ tiên đã khuất.

Ảnh: antoanyte.vn

Biếu quà cho người thân

Tết Hạ Nguyên là dịp để mọi người biếu nhau những món quà ý nghĩa và gửi những lời chúc ý nghĩa đến với những người thân trong gia đình. Đây được xem là một trong những hoạt động phổ biến trong ngày lễ này.

Thông thường, mọi người sẽ chọn gạo - nếp mới hay các đặc sản giao mùa Thu Đông (cốm, sấu chín, xôi cốm,...) để thể hiện sự hiểu thảo, tôn kính với cha mẹ, ông bà tổ tiên và những người bề trên. Đồng thời, món quà này còn mang hàm ý thể hiện lòng biết ơn về một mùa màng bội thu, đời sống ấm no và hạnh phúc.

Ảnh: Quà Tết Cống Quỳnh

Viếng chùa và thắp hương 

Để cầu an vào dịp Tết Hạ Nguyên, những người hướng Phật và các Phật tử sẽ đến chùa để thắp hương, dâng lễ với mong muốn mọi điều được diễn ra thuận lợi, hanh thông. Không những vậy, mọi người còn cầu mong bình an đến với mình và những người thân trong gia đình.

Chính vì vậy, các ngôi chùa trong dịp Tết 15/10 Âm lịch thường nghi ngút khói hương, đông người hơn so với những ngày bình thường. Một số lễ vật cần được chuẩn bị khi đến dâng hương tại chùa như là hương, hoa tươi, quả chín,... để cầu cho người mất có thể được hướng đến cõi lành, thanh tịnh.  

Lưu ý, bạn không được sắm sửa lễ mặn như: chư cỗ tam sinh trâu, dê, heo, thịt mồi, gà, giò, chả,… khi dâng lễ trong chùa vào ngày Hạ Nguyên, để tránh phạm vào nghiệp sát sinh, đồng thời còn tích phước đức cho cả người mất và người còn sống.  

Ảnh: Kinh tế đô thị

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.