Tết ngày càng nhạt vì người dân ăn 'Tết dịch vụ', 'Tết di động'

Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn chứa đựng trong đó bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay, Tết đang dần nhạt đi trong suy nghĩ của mỗi người.

Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn chứa đựng trong đó bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay, Tết đang dần nhạt đi trong suy nghĩ của mỗi người.

Nhớ Tết xưa

Không phải vô cớ, mỗi dịp Tết đến lại nổ ra những tranh cãi quanh chủ đề nên gộp tết tây và tết ta làm một, cho đỡ tốn kém.

Nhớ lại những cái Tết xưa, khi mà cuộc sống còn khó khăn, TS Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian chi sẻ ông rất trăn trở và tiếc nuối. Bởi Tết xưa tuy nghèo nhưng vui và ấm cúng vô cùng, còn bây giờ hương vị Tết ít nhiều đã phai nhạt.

Ngày xưa, cả năm chỉ mong đến Tết để được ăn no, còn trẻ con mong đến Tết để được mặc quần áo mới. Bây giờ ngày nào cũng ăn ngon như Tết nên nhiều người không còn thấy hào hứng, mong chờ Tết nữa.

“Ngày xưa Tết đến, các gia đình rủ nhau đụng lợn, nghe tiếng lợn kêu nghĩa là Tết đã về tới đầu ngõ. Rồi cả nhà cùng ngồi bên nhau gói bánh chưng, được nghe kể chuyện về Tết xưa.

Bây giờ rất khó tìm lại những khoảnh khắc đó. Nhiều nhà sáng mùng 1 thắp hương xong là đi du lịch hết. Điều này là minh chứng sự mai một của Tết cổ truyền ngày xưa đang hiện hữu ngay trước mắt mỗi chúng ta” - TS Trần Hữu Sơn chia sẻ.

Cũng theo TS Sơn, ngày xưa Tết nhà nào cũng như nhà nào, còn bây giờ có sự phân hóa rất rõ. Người giàu thì sắm Tết cả tỉ đồng, mua sơn hào hải vị để ăn. Có người nghèo thì lo mãi không được cái Tết.

Tết nhạt vì người dân không có “trải nghiệm Tết”

Với sự thay đổi của xã hội hiện đại, cuộc sống bận rộn nên người dân ngày càng có ít trải nghiệm về Tết. Không còn nhiều người biết gói bánh chưng, bày biện bàn thờ hay cúng bái tổ tiên. Bây giờ chỉ cần gọi điện là có người mang tới tận nhà, từ việc thuê người gói bánh, dọn nhà đến làm cỗ tết.

“Thời xưa, các cụ được trải nghiệm, tự tay làm những công việc để chuẩn bị cho Tết, như tự gói bánh, làm giò, mổ lợn, trang hoàng nhà cửa. Mọi việc đều được phân vai rất rõ.

Ví dụ việc gói bánh chưng, người phụ nữ thì ngâm gạo, làm nhân đỗ, con cái ngồi lau lá dong, người đàn ông trong nhà sẽ đảm nhận việc gói bánh chưng. Cả gia đình thay nhau trông nồi bánh và trẻ nhỏ rất háo hức chờ đến lúc những đồng bánh ra lò. Đó là một không khí đầm ấm, sum họp của gia đình. Còn bây giờ mọi người ăn “Tết dịch vụ” và “Tết di động”. Sẽ không lạ khi đến một lúc nào đó, không có nhiều người trẻ biết gói bánh chưng nữa. Tết lúc đó chỉ là hình thức, trách nhiệm" - TS Trần Hữu Sơn trăn trở.

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, trong hoài niệm của ông và có lẽ không ít người, tết vẫn rất đẹp. Chỉ cần nhìn thấy những cành mai, cành đào khoe sắc là mơ đến khoảnh khắc ấm áp của sum vầy, của gia đình và tình thân.

Xưa hay nay thì ýnghĩa của Tết vẫn vậy. Chỉ tiếc là Tết bây giờ bị chi phối bởi smartphone, facebook, mọi người dành thời gian vào mạng nhiều hơn là quây quần, nói chuyện với nhau. Điều này khiếnTết nhạt đi trong suy nghĩ của mỗi người.

chọn
Diễn biến mới tại sân golf Đồi Cù từng xây dựng sai phép của Hoàng Gia ĐL
Hoàng Gia ĐL vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hạng mục clubhouse hơn 15.000 m2 tại dự án sân golf Đà Lạt. Công trình này từng bị phát hiện vi phạm xây dựng không phép khiến chủ đầu tư bị phạt 240 triệu đồng.