Tại gia đình, lễ cúng gia tiên là trọng tâm của ngày Tết Thanh Minh. Mâm cúng Thanh Minh không cần quá cầu kỳ, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình.
Mâm lễ cúng Thanh Minh cỗ mặn tại nhà thường có:
Xôi
Gà luộc
Canh măng
Miến
Món xào
Một số lễ vật khác như: hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã,…
Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng Tết Thanh Minh, gia đình bắt đầu bài trí lên bàn thờ. Người cúng cần chuẩn bị trang phục lịch sự, sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, sau đó vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không nêm nếm, ăn thử các món để làm cơm cúng
- Không cúng món gỏi, món sống hay các món có mùi tanh
- Không mua đồ hộp, đồ ăn sẵn để cúng tổ tiên
- Không làm mâm cơm cúng tổ tiên có cá mè
- Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ, nên chọn các loại hoa như cúc, huệ…
Tảo mộ tổ tiên là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày Tết Thanh Minh, cùng với việc chuẩn bị mâm cúng trang trọng tại nhà. Khi ở ngoài mộ, mâm cúng Tết Thanh Minh cơ bản sẽ bao gồm những vật phẩm sau:
Hương, đèn
Trầu cau, tiền vàng
Nước sạch
Rượu
Hoa quả
Mâm lễ cúng chay gồm: xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng bơ, chén mật ong
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bạn nên sắp xếp mọi thứ sao cho gọn gàng, chỉn chu. Lễ vật tốt nhất nên bày biện trên các đĩa sạch. Phía dưới cần được lót chiếu hoặc khăn và để tại nơi bằng phẳng trước khi tiến hành nghi thức cúng.
Khi lễ xong, con cháu thắp nhang đèn vái ba vái để bày tỏ lòng thành kính với Thổ địa, Thần linh cai quản khu mộ phần đồng thời mời ông bà, tổ tiên về chứng giám.
Lưu ý:
- Không gọi tên nhau khi cúng mộ
- Nếu ngoài mộ có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương
- Trường hợp gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng
- Ở trong lễ cúng nên hạn chế việc cười đùa, nói chuyện
- Con gái đang trong thời kỳ có kinh nguyệt cũng như phụ nữ mang thai không nên tảo mộ trong ngày Tết Thanh Minh