Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, thể hiện lòng thành kính và hiếu nghĩa đối với tổ tiên. Vậy Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh ra sao? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này.

Tết Thanh Minh là gì?

Đối với người phương Đông, một năm sẽ có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể tương ứng với bốn mùa trong năm. Dựa trên đặc điểm của từng tiết khí, người ta sẽ tính toán thời điểm thuận lợi để gieo trồng, cày cấy và thực hiện những nghi lễ quan trọng.

Trong đó, thanh minh là tiết thứ 5 trong nhị thập tứ khí, đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông Chí 105 ngày. Người Việt coi đây là một lễ tiết quan trọng trong năm bởi nó tượng trưng cho sự trong xanh và sáng sủa. Đây là thời gian thích hợp để thực hiện nghi lễ tảo mộ, sang sửa lại mộ phần của ông bà và làm lễ cúng gia tiên.

Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh - Ảnh 1.

Ảnh: Đá Mỹ Nghệ Thăng Long

Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào?

Tết Thanh Minh không có ngày cố định. Nếu lấy điểm Xuân Phân làm điểm xuất phát, tương đương kinh độ mặt trời ứng với 0 độ, thì Tiết Thanh Minh ứng với thời điểm kinh độ mặt trời là 15 độ. Dựa vào cách tính này, Tết Thanh Minh năm 2021 sẽ kéo dài từ ngày 4/4 đến ngày 20/4 Dương lịch. Vì vậy, theo quy ước, Tết Thanh Minh năm 2021 sẽ rơi vào ngày đầu tiên của tiết là Chủ Nhật ngày 4/4 Dương lịch (tức 23/2 Âm lịch). Ở một số nơi, người ta lại chọn ngày Tết Thanh Minh là 3/3 Âm lịch (tức 14/4 Dương lịch).

Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh - Ảnh 2.

Ảnh: Tôi học tiếng Trung

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Dưới đây là thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh mà bạn có thể tham khảo:

Nguồn gốc của Tết Thanh Minh

Trên thực tế, Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tương truyền vào thời Xuân Thu chiến quốc, vua Tấn Văn Công gặp loạn phải lưu vong các nước lân cận. Lúc này, có một người tên Giới Tử Thôi đã nguyện đi theo phò vua. Khi cạn kiệt lương thực, Giới Tử Thôi đã không mảy may suy nghĩ mà cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu dâng lên vua, chính điều này đã khiến vua vô cùng cảm kích.

Trong 19 năm liền, Giới Tử Thôi và Tấn Văn Công đã cùng trải qua nhiều hiểm nguy. Cuối cùng, Tấn Văn Công cũng giành lại được ngôi vua. Ông liền phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công nhưng lại quên mỗi Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cho đó là nghĩa vụ của mình nên không đem lòng oán hận vua. Sau đó, ông trở về quê hương và đưa mẹ lên núi Điền Sơn ở ẩn.

Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh - Ảnh 3.

Ảnh: Tôi học tiếng Trung

Ít lâu sau đó, Tấn Văn Công cũng nhớ ra và cho người đi tìm Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi và mẹ nhất quyết không về. Thấy vậy, Tấn Văn Công liền hạ lệnh đốt rừng Điền Sơn nhằm ép Giới Tử Thôi phải ra ngoài. Thế nhưng, Giới Tử Thôi vẫn kiên quyết và cuối cùng hai mẹ con ông phải chết cháy.

Lúc này, Tấn Văn Công cảm thấy vô cùng tội lỗi và thương xót người đã cùng mình vào sinh ra tử. Ông liền cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi, lệnh người dân phải kiêng đốt lửa trong ba ngày (từ mùng 3/3 đến 5/3 Âm lịch) và chỉ ăn đồ nguội để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Từ đó, tập tục tưởng nhớ người đã khuất vào 3/3 Âm lịch cũng xuất phát từ điển tích này.

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là một ngày lễ mang đậm nét văn hóa của người Việt. Theo phong thủy tâm linh, đây là ngày con cháu làm tròn đạo hiếu với gia tiên, thể hiện rõ nét đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và lòng thành kính, biết ơn với những người đi trước.

Tết Thanh Minh năm 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh - Ảnh 4.

Ảnh: Vườn hoa Phật giáo

Thông thường, vào ngày Tết Thanh Minh, thành viên các gia đình thường sum họp và tổ chức thăm viếng, vệ sinh, dọn dẹp hoặc sửa sang mộ phần của ông bà tổ tiên để trở nên khang trang, sạch đẹp hơn.

Khi tảo mộ, người ta chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả và thực hiện các bài khấn vái, mong gia tiên phù hộ con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và thành đạt.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.