Thái Bình muốn xây sân bay

Tỉnh Thái Bình đã đưa nội dung làm sân bay ở khu kinh tế ven biển vào dự thảo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thời gian vừa qua, cũng như nhiều địa phương khác, tỉnh Thái Bình đã tổ chức một số cuộc hội thảo hội thảo tham vấn về dự thảo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo hồ sơ dự thảo quy hoạch được Sở KH&ĐT Thái Bình công bố để lấy ý kiến nhân dân thì tỉnh Thái Bình đề xuất xây dựng sân bay lưỡng dụng trong Khu kinh tế Thái Bình. Theo đó, dự án này được đề xuất ưu tiên đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030.

 Phối cảnh tổng thể Khu kinh tế Thái Bình. (Nguồn: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc Gia).

Theo thuyết minh quy hoạch, trong giai đoạn ngắn hạn, đường hàng không cho khu kinh tế và toàn tỉnh Thái Bình sẽ sử dụng cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng làm trung tâm vận chuyển hành khách và kết nối các hoạt động logistic theo đường hành không.

Sau năm 2030, khi hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế ven biển, các khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ logictics ven biển, Thái Bình sẽ hình thành khu cụm cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ du lịch, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng khu vực biên giới biển tỉnh Thái Bình. Cụm cảng hàng không này gồm các điểm đáp trực thăng, các bãi đáp thủy phi cơ ven biển Thái Bình.

Khu kinh tế Thái Bình nằm trải dài ven biển ở phía đông của tỉnh. Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019, khu kinh tế này có diện tích tự nhiên 30.583 ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển như sau:

Huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Diêm Điền và các xã Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc.

Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú.

Cầu vượt sông Hồng (thuộc tuyến đường bộ ven biển chạy dọc Khu kinh tế Thái Bình) đang xây dựng nối phía nam Khu kinh tế Thái Bình với tỉnh Nam Định. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ). 

Về tính chất, đây là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước, bao gồm: Kinh tế hàng hải, trung tâm công nghiệp, năng lượng, thương mại - dịch vụ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy sản.

Quy mô dân số quy hoạch đến năm 2025 là 227.000 người, trong đó đô thị là 94.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%; đến năm 2040 là 300.000 người, trong đó đô thị là 210.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.

Về việc tổ chức các đô thị trong khu kinh tế, thị trấn Diêm Điền mở rộng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng của khu bến Diêm Điền, Tân Sơn. Đây là đô thị huyện lỵ của huyện Thái Thụy, hiện trạng là đô thị loại IV, đến năm 2040 đạt đô thị loại III.

Thị trấn Tiền Hải mở rộng gắn với phát triển Khu công nghiệp Tiền Hải hiện có, dịch vụ khu công nghiệp, dịch vụ du lịch. Đây là đô thị huyện lỵ của huyện Tiền Hải, hện trạng là đô thị loại V, đến năm 2040 đạt đô thị loại III.

Đô thị Thụy Trường gắn với phát triển các khu dân cư - dịch vụ phía bắc khu kinh tế, đến năm 2025 đạt đô thị loại V.

Đô thị Đông Minh gắn với phát triển du lịch - dịch vụ vùng giữa khu kinh tế, đến năm 2025 đạt đô thị loại V.

Đô thị Nam Phú gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển phía Nam Khu kinh tế, đến năm 2025 đạt đô thị loại V.

Xem sơ đồ định hướng phát triển không gian Khu kinh tế Thái Bình TẠI ĐÂY.

 

chọn
ĐHĐCĐ Khang Điền: Tự tin về khả năng trả nợ trái phiếu, dự án hợp tác với Keppel Land có thể kinh doanh từ cuối năm
Lãnh đạo Khang Điền cho biết tự tin về khả năng trả nợ 1.100 tỷ đồng trái phiếu nhờ quỹ tiền mặt dồi dào, nguồn thu từ dự án The Priva và KCN Lê Minh Xuân mở rộng triển khai trong thời gian tới. Năm nay, lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ dự án The Privia.