Thảm cảnh vì đại dịch của thương nhân trong thiên đường mua sắm ở Singapore

Đại lộ Orchard thênh thang trở nên vắng vẻ, các cửa hàng hầu như trống rỗng không một bóng khách. Nhân viên các cửa hàng quá nhàn rỗi, chỉ ngồi hoặc bấm, vuốt điện thoại di động.

Các trung tâm mua sắm trên đại lộ Orchard Road đang hứng chịu tổn thất tài chính nặng nề bởi khủng hoảng Covid-19, xóa tan cảnh tượng tấp nập và phồn hoa vốn có của con đường mua sắm nổi tiếng châu Á, theo nhận định của South China Morning Post.

Khốn đốn vì sự hoành hành của Covid-19, rất nhiều cửa hàng và nhà hàng trên đường Orchard phải đóng cửa, bao gồm nhà hàng Modesto nổi tiếng từng hoạt động hơn 23 năm. Sự biến mất của du khách Trung Quốc và quốc tế - những người thường chen chúc mua sắm tại các cửa hàng Chanel và Louis Vuitton ở đây - khiến đại lộ trở nên vắng vẻ.

Với chiều dài vỏn vẹn 2,4 km, đường Orchard ở trung tâm Singapore là thánh địa mua sắm hàng đầu châu Á. Nhưng giờ đây, cả con đường thênh thang luôn vắng vẻ, các cửa hàng hầu như trống rỗng không một bóng khách. Nhân viên nhiều cửa hàng quá nhàn rỗi, chỉ ngồi hoặc bấm, vuốt điện thoại di động.

Bà Kiran Assodani, chủ một cửa hàng may đã hoạt động 35 năm, nhận định đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất với cả Singapore và đường Orchard.

"Doanh thu của cửa hàng chúng tôi giảm 90% từ khi dịch bệnh bùng phát. Tôi không biết liệu cửa hàng có thể vượt qua khủng hoảng không”, bà thổ lộ.

Thảm cảnh vì COVID-19 của thương nhân trong thiên đường mua sắm ở trung tâm Singapore - Ảnh 1.

Cảnh tượng vắng vẻ, đìu hiu trên đại lộ Orchard ở Singapore khi quốc đảo thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để ngừa Covid-19. (Ảnh: SCMP).

Sự vắng vẻ trên đại lộ Orchard tráng lệ khắc họa rõ nét tổn thất kinh tế do dịch Covid-19 gây ra tại Singapore. Sau thành công ban đầu của Singapore trong kiểm soát đại dịch, một ổ dịch khác bùng phát ở hàng loạt khu ký túc xá của người lao động nước ngoài, buộc Singapore thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tháng.

Nền kinh tế Singapore lâm vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Các biện pháp hạn chế đi lại trên toàn cầu cũng khiến ngành du lịch của đảo quốc sư tử thiệt hại 20 tỷ USD. Thị trường nội địa quá nhỏ của hòn đảo không thể bù đắp cho những thiệt hại đối với ngành du lịch.

Đầu thế kỷ 19, đường Orchard là khu trang trại kinh doanh trái cây, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu. Kể từ khi cửa hàng bách hóa đầu tiên xuất hiện từ năm 1958, đường Orchard biến thành một thiên đường mua sắm hào nhoáng, thu hút du khách khắp châu Á.

Sự phát triển của đường Orchard song hành với quá trình Singapore vươn lên thành một trong những quốc gia phồn thịnh nhất thế giới. Nhưng hiệ tại, đại lộ Orchard phơi bày toàn bộ tình trạng khó khăn và tê liệt của nền kinh tế Singapore.

Tường vượt qua đại dịch SARS, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giờ đây nhà hàng Modesto (tới từ Italy) phải đóng cửa vì dịch Covid-19. Thay vì gia hạn hợp đồng thuê, ông chủ Ashok Melwani quyết định cắt lỗ và ngừng hoạt động vĩnh viễn.

“Nếu cố gắng níu kéo, tôi sẽ phải chống chọi như ngồi trên tàu lượn siêu tốc trong đêm đen. Máu sẽ chảy liên tục và tôi không biết bao giờ tôi mới có thể cầm máu”, ông chủ 62 tuổi của nhà hàng Modesto giãi bày.

Cơn bão Covid-19 làm tổn thương các cửa hàng kinh doanh đồ xa xỉ lẫn bình dân. Robert Chua, quản lý một cửa hàng giảm giá ở Far East Plaza, cho hay ông chỉ có thể vật lộn trong khoảng 2 tháng nữa. Ông từng kiếm 18.000 USD mỗi tháng từ bán vali và túi cho khách du lịch Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhưng giờ, doanh số mỗi ngày đạt 300 USD đã là rất khả quan. Nhiều ngày, không ai bước vào cửa hàng của ông.

“Ngày nào đến cửa hàng tôi cũng cảm thấy buồn. Tôi không thể chợp mắt khi nghĩ đến các khoản chi phí”, ông nói. Ông Chua sẽ phải trả tiền thuê mặt bằng tới 4.360 USD/tháng sau khi chương trình hỗ trợ chi phí thuê của chính phủ Singapore kết thúc vào cuối tháng 7.

Ít nhất 20 cửa hàng ở Far East Plaza - do tập đoàn RB Capital sở hữu một phần - chứng kiến tình trạng trống rỗng. Cảnh tương tự cũng xảy ra tại trung tâm thương mại cao cấp Ngee Ann City thuộc sở hữu của REIT RE của Starhill. Một số cửa hàng tại đây đã đóng cửa, bao gồm một nhà hàng Nhật Bản và cửa hàng bán lẻ thời trang British India.

“Tôi kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ từ năm 1994 và chưa từng chứng kiến tình cảnh tồi tệ như bây giờ. Trước đây, tôi luôn bận rộn phục vụ khách hàng. Giờ chẳng còn gì làm, tôi thường chui vào kho đếm hàng”, bà Nana Sahmat, người quản lý cửa hàng thời trang Nhật Bản Fray I.D, kể.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.