Vì dịch Covid-19, thế giới có hàng nghìn máy bay phải 'nằm không'

Hình ảnh hàng nghìn chiếc máy bay "đắp chiếu" nằm một chỗ tại các sân bay trên khắp thế giới cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lên ngành hàng không.

Theo South China Morning Post, sân bay quốc tế Hong Kong và sân bay quốc tế Changi (Singapore) nằm trong danh sách 10 sân bay có nhiều máy bay “không được bay” nhất trên thế giới. Điều này cho thấy sự tàn phá của đại dịch Covid-19 đối với các hãng hàng không Cathay Pacific và Singapore Airlines.

Hong Kong, Singapore nằm trong danh sách 10 sân bay bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 - Ảnh 1.

Cathay Pacific đã buộc phải đỗ hầu hết các máy bay của mình vì đại dịch Covid-19. (Ảnh: Felix Wong/SCMP).

Thống kê của Công ty Dữ liệu Hàng không Cirium cho biết, sân bay quốc tế Hong Kong đứng thứ 6 trong danh sách và sân bay quốc tế Changi đứng thứ 9 với lần lượt 131 và 124 máy bay đang nằm không tại sân bay, chờ ngày được cất cánh trở lại.

Các sân bay lớn khác trong danh sách là sân bay quốc tế Soekarno-Hatta (Thủ đô Jakarta - Indonesia) đứng thứ năm với 141 máy bay đắp chiếu, sân bay quốc tế Tucson (Mỹ) xếp thứ 7 với 128 máy bay nằm không và sân bay quốc tế O. R. Tambo (Nam Phi) đứng vị trí thứ 8 với 126 máy bay nằm không.

Đứng đầu danh sách là Trung tâm hàng không quốc tế Roswell, ở New Mexico với 374 máy bay nằm đỗ, đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Bãi đỗ máy bay Marana Pinal ở Arizona với 285 máy bay nằm không và Sân bay Hậu cần Victorville Nam California với 219 máy bay đang nằm đỗ tại sân bay.

Cả ba vị trí đứng đầu danh sách đều là những trung tâm lưu trữ máy bay phản lực lớn. Khí hậu ở khu vực này là sa mạc khô nóng nên ảnh hưởng lớn đến việc bảo trì bảo dưỡng máy bay.

Các bãi đỗ tại hầu hết sân bay trên thế giới hiện đang ở mức cao, gần như kín hết chỗ bởi vì phần lớn các máy bay chở khách không thể cất cánh khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Khí hậu nóng ẩm ở cả Hong Kong và Singapore đều không phù hợp để lưu trữ lâu dài vì nguy cơ các bộ phận máy bay dễ bị ăn mòn.

Cathay Pacific cho biết tuần trước họ đã gửi một phần ba số máy bay của mình - khoảng 60 trong số 200 máy bay chở khách - đến nơi cất giữ dài hạn, trong đó địa điểm lí tưởng là Alice Springs, một thị trấn nhỏ nằm ở vùng trung tâm Australia.

Hồi tháng 3, khi đại dịch vẫn chưa ảnh hưởng nhiều, Cathay Pacific đã dừng hoạt động 150 trong tổng số 240 máy bay của hãng. Trong 220 máy bay của Singapore Airlines, 119 chiếc cũng đang nằm chờ ở bãi đỗ và 29 chiếc đang được cất giữ ở Alice Springs.

Dữ liệu của Cirium cũng cho thấy, tính đến 31/7,  35% trong số 26.000 máy bay thương mại trên toàn thế giới đang nằm ở bãi đỗ, một sự cải thiện đáng kể so với tỉ lệ 62% trong tháng 4.

Andrew Doyle, giám đốc hàng không vũ trụ và tài chính của Cirium, cho biết số lượng máy bay của Cathay và Singapore Airlines (SIA) đậu tại sân bay sẽ giảm khi vì đang có nhiều không gian lưu trữ thích hợp hơn.

Ông nói thêm, nhu cầu về máy bay sẽ vẫn giảm do ngành du lịch hàng không toàn cầu phục hồi chậm chạp, đặc biệt là các chuyến bay đường dài quốc tế.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), cơ quan thương mại của các hãng hàng không, đã điều chỉnh lại dự báo trước đó của mình và cho rằng phải đến năm 2024, giao thông hàng không toàn cầu mới có thể trở lại được mức trước đại dịch, muộn hơn một năm so với dự kiến trước đó.

Brian Pearce, nhà kinh tế trưởng của IATA cho biết, sẽ có sự phục hồi ở nửa cuối năm nay cũng sẽ chậm hơn so với chúng tôi dự đoán. Ông cũng khuyến cáo Cathay và SIA nên tìm bãi đỗ dài hạn hơn cho việc lưu giữ máy bay.

SIA đã cắt giảm 93% công suất bay vào tháng 8 và tháng 9 so với mức trước Covid-19, trong khi Cathay Pacific đã cắt giảm 90% công suất trong tháng 8.

SIA lỗ 10,4 tỉ đô la Hồng Kông trong 6 tháng tính đến ngày 30/6, trong khi Cathay Pacific dự kiến sẽ công bố khoản lỗ nửa đầu năm ở mức 9,9 tỉ đô la Hồng Kông vào ngày 12/8.

Hôm thứ 6, Cathay cũng đề nghị cho nghỉ hưu sớm các phi công từ 50 tuổi trở lên để giảm bớt số lượng nhân viên.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.