Theo thông lệ, trước khi dọn vào nhà mới, người Việt Nam thường thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa cai quản vùng đất đó. Nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp bày tỏ lòng thành kính của gia chủ đối với bề trên, đồng thời thể hiện mong muốn được các vị Thần phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, đầy may mắn ở ngôi nhà mới.
Theo phong tục, mâm cúng nhập trạch đơn giản sẽ được phân thành 3 mâm khác nhau, bao gồm:
- Mâm cúng ông táo bà táo quân
- Mâm cúng giữa nhà thờ, cúng tổ tiên ông bà
- Mâm cúng thần tài thổ địa
Thông thường, lễ vật cúng về nhà mới sẽ bao gồm mâm hương hoa, ngũ quả và mâm lễ mặn hoặc chay tùy vào lựa chọn của gia đình. Cụ thể, các lễ vật mà gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị như sau:
- 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa
- 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa lay ơn,...
- 1 cặp đèn cầy đỏ
- 3 miếng trầu đã têm
- 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước
- Vàng mã
- 1 bộ tam sên: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
- 1 con gà luộc (để nguyên con)
- Xôi
- Cháo
- 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
- 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá
- 1 đĩa oản
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa giò chay
- Cải chíp sốt nấm
- Đậu phụ tẩm bột rán giòn
- Canh nấm
- Chè trôi nước
Dưới đây là một số điều mà gia chủ cần lưu ý để buổi lễ nhập trạch diễn ra một cách suôn sẻ và đúng chuẩn:
- Trước khi thực hiện lễ nhập trạch, gia chủ cần hoàn thiện không gian nhà ở, bổ sung bàn ghế, sắp xếp bàn thờ, bài vị và chuẩn bị đầy đủ gạo, nước. Lưu ý, gia chủ cần tự tay mang những vật dụng đó đến nhà mới để tránh những vía không tốt đi theo.
- Để tránh những điều xui rủi, gia chủ cần tham khảo một số sách về phong thủy hoặc đến các thầy cúng có kinh nghiệm để chọn giờ tốt, phù hợp với mệnh và hướng nhà để thực hiện nghi lễ nhập trạch. Khi chuyển nhà, gia chủ nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, không nên chuyển vào buổi tối.
- Khi chuẩn bị mâm cúng, gia chủ cần chú ý đến các lễ vật sao cho đầy đủ và thể hiện được lòng thành với gia tiên và thần linh, tránh làm qua loa và chọn những lễ vật không phù hợp.
- Khi thực hiện lễ nhập trạch, gia chủ cần đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào, sau đó bước qua lò than này để đi vào nhà đầu tiên, lưu ý bước chân trái trước và chân phải sau. Đồng thời, gia chủ cần cầm theo bát hương và bài vị gia tiên trên tay. Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước theo và mang các đồ thờ cúng cùng 1 chiếc chiếu hay bếp nấu đang sử dụng, không ai được đi tay không.
- Khi bước vào nhà mới, điều đầu tiên mà gia chủ nên làm là mở tất cả các cánh cửa để khai thông sinh khí và “đánh thức” ngôi nhà, sau đó là bật tất cả điện trong ngôi nhà lên.
- Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, gia chủ nên giữ lại 3 hũ nước, gạo và muối để đặt lên bàn thờ Táo quân.