Tham khảo mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân chi tiết nhất 2022

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân là văn bản thỏa thuận pháp lý giữa người cho thuê và người đi thuê nhà. Cùng tìm hiểu mẫu hợp đồng thuê nhà trong bài viết sau đây để biết được các nội dung cụ thể cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Cập nhật bản mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân mới nhất 2022

Hợp đồng thuê nhà ở cá nhân là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng nhất hiện nay. Về cơ bản, hợp đồng này sẽ làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của cả bên thuê lẫn bên cho thuê theo đúng quy định của pháp luật.

Một bản mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân đầy đủ gồm những thông tin quan trọng sau: 

- Thông tin về họ và tên của cá nhân và địa chỉ của các bên

- Thông tin mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch

- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền 

- Thời gian giao nhận nhà ở, thời hạn cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Cam kết của các bên

- Các thỏa thuận khác

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng

- Chữ ký và ghi rõ họ tên của các bên

* Lưu ý, đối với hợp đồng thuê căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu

>>> Tải mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân tại đây: 

MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở CÁ NHÂN

Ảnh: Lạc Yên

Quy định của pháp luật về việc thuê nhà ở cá nhân

Điều 129 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về hợp đồng thuê nhà như sau:

- Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

- Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở, giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

- Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở. 

Xét về quyền tiếp tục thuê nhà ở, Điều 133 Luật nhà ở năm 2014 quy định như sau: 

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Xét về quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng, Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:

- Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

+ Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng

+ Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận

+ Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba

- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.