Tham khảo mẫu văn bản từ chối nhận di sản hiện hành 2021

Văn bản từ chối nhận di sản được lập ra khi người thừa kế từ bỏ quyền nhận phần tài sản mà mình được chia hoặc thừa kế trong di chúc. Tham khảo mẫu văn bản từ chối nhận di sản mới nhất trong bài viết sau.

Điều 620 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”. Do đó, người thừa kế hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản nếu có mong muốn.

Mẫu văn bản từ chối nhận di sản mới nhất 2021

Một văn bản từ chối nhận di sản sẽ phải bao gồm những thông tin quan trọng sau:

- Thông tin của người thừa kế từ chối nhận di sản

- Thông tin của người lập di chúc

- Thông tin về tài sản thừa kế

- Cam kết về việc từ chối nhận di sản

- Chữ ký của người thừa kế từ chối nhận di sản

- Lời chứng thực của chủ tịch/phó chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn

- Thời điểm chứng thực

- Cam kết của người chứng thực về việc từ chối nhận di sản của người thừa kế

- Chữ ký, đóng dấu của người chứng thực

Tải bản mẫu văn bản từ chối nhận di sản chuẩn nhất tại đây:

Hồ sơ và thủ tục từ chối nhận di sản hiện hành

Theo Điều 59 Luật Công chứng, khi muốn từ chối nhận di sản, người thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật

- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết

- Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có)

- Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,… của người từ chối nhận di sản thừa kế

Tham khảo mẫu văn bản từ chối nhận di sản hiện hành 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu trên thì người từ chối di sản sẽ nộp tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Sau khi nhận hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng kiểm tra hồ sơ, tài liệu có trong hồ sơ xem liệu những giấy tờ mà bạn nộp đã đầy đủ và hợp lệ hay chưa:

- Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do

Sau khi đủ hồ sơ theo yêu cầu, công chứng viên sẽ yêu cầu người từ chối di sản xuất trình các giấy tờ (bản chính) theo quy định để đối chiếu và ghi lời chứng, ký công chứng. Và sau khi đã ký, đóng dấu vào văn bản từ chối, người yêu cầu công chứng phải trả phí, thù lao công chứng theo quy định và nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã được công chứng.

Những lưu ý khi làm văn bản từ chối nhận di sản

Trước đây, việc công chứng văn bản từ chối di sản thừa kế tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã là yêu cầu bắt buộc. Nhưng hiện nay, theo quy định tại Điều 620 Bộ Luật Dân Sự 2015, việc từ chối dù cũng phải được lập thành văn bản nhưng chỉ cần gửi đến những người quản lý, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Bên cạnh đó, tại Điều 59 Luật Công chứng năm 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.

Tham khảo mẫu văn bản từ chối nhận di sản hiện hành 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản không phải là yêu cầu bắt buộc. Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chỉ thực hiện công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu của người thừa kế.

Ngoài ra, theo quy định hiện nay, việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản và phải báo cho những người liên quan biết. Do đó, nếu đã từ chối di sản thừa kế nhưng không thực hiện theo đúng hình thức và điều kiện thì việc từ chối sẽ không có hiệu lực. Cụ thể, trong một số trường hợp sau, việc từ chối sẽ không được công nhận và người thừa kế hoàn toàn có quyền “đổi ý”:

- Việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản như nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường thiệt hại của người thừa kế với người khác

- Không được lập thành văn bản và không được gửi đến những người liên quan

- Từ chối di sản sau thời điểm phân chia di sản

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.