Thảo dược đông y tham gia cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Âu

Một loại thuốc Đông y từng góp phần vào hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc đang xuất hiện tại một số nước châu Âu để giúp các bệnh nhân ở lục địa này chống nCoV.

Chỉ nói qua về việc uống canh thuốc cổ truyền Trung Quốc, có lẽ nhiều thanh niên sẽ lắc đầu, lè lưỡi bởi quá trình chuẩn bị rất công phu, theo China Daily.

Nhưng một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc uống ngay dưới dạng viên tán - loại thuốc từng chứng minh tính hiệu quả trong điều trị COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, đã trở nên nổi tiếng ở châu Âu.

Thuốc cổ truyền Trung Quốc hỗ trợ điều trị ở 5 nước châu Âu

Lô thuốc Đông y đầu tiên trong 150 thùng được xuất khẩu tới Hà Lan và Italy. Nó rời Trung Quốc hôm 8/3, theo Công ty Phát triển Công nghệ dược phẩm Neo-Green ở tỉnh Tứ Xuyên.

Thuốc cổ truyền Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Âu - Ảnh 1.

Khoảng 20.000 thùng thuốc Đông y Trung Quốc đã tới Hà Lan hôm 17/3. Ảnh: China Daily

Công ty Neo-Green chế biến loại thuốc dạng viên tán này từ nhiều loại thảo dược như hoa kim ngân và hoàng kì (loài thực vật có hoa trong họ Đậu), với công thức của Ủy ban Y tế Hồ Bắc.

"Bệnh nhân có thể uống bằng cách hòa các viên trong nước sôi. Dạng viên tán giúp cả bệnh nhân và thầy thuốc tiết kiệm thời gian trong cuộc chiến với COVID-19", Kang Li, một bác sĩ thuộc Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện Nhân dân Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, phát biểu.

Bác sĩ Kang Li nói rằng, để chế biến canh thuốc của công ty Neo-Green theo dạng truyền thống, bệnh nhân thường phải ngâm nhiều loại thảo dược trong nửa giờ trước khi sắc cây và nước trên lò khoảng 20-30 phút.

Thuốc cổ truyền Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Âu - Ảnh 2.

Bệnh nhân có thể hòa tan những viên tán trong hộp thuốc Đông y từ Trung Quốc để uống. Ảnh: China Daily

Nhờ hiệu quả và sự tiện lợi của thuốc dạng hạt nhỏ, khoảng 20.000 thùng thuốc đã tới Hà Lan hôm 17/3. Zhong Hua International Trading BV, công ty nhập khẩu lô thuốc, sẽ bán chúng ở Hà Lan, Italy, Đức, Pháp và Tây Ban Nha. 

"Do loại thuốc này đã trở nên nổi tiếng ở châu Âu từ khi nó xuất hiện ở Hà Lan hôm 8/3, tôi sẽ nhập khẩu 15.000 thùng mỗi tuần từ tuần sau để giúp người dân châu Âu", Jacky Lin, giám đốc công ty Zhong Hua International Trading BV, phát biểu.

Nỗ lực ứng dụng Đông y để điều trị bệnh nhân nCoV ở Trung Quốc

Tính tới cuối tháng trước, hơn 85% bệnh nhân nhiễm nCoV ở Trung Quốc – khoảng 60.000 người – đã điều trị bằng thảo dược cùng với những thuốc chống virus chính thống, theo Bộ Khoa học và Công nghệ.

“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp Trung Quốc trong điều trị COVID-19, để thêm nhiều nước biết, hiểu và dùng thuốc Trung Quốc”, Yu Yanhong, phó cục trưởng Cục Y học cổ truyền quốc gia, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.

Hiện tại, thế giới vẫn chưa có liệu pháp điều trị SARS-CoV-2, chủng virus đã cướp hơn 4.000 sinh mạng, khiến hơn 115.000 người ốm và lây lan tới 75 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Giới khoa học đang nỗ lực tìm những cách để ngăn chặn SARS-CoV-2. Nhưng hiện tại, những liệu pháp chống virus chính thống chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng. Do đó, chính phủ Trung Quốc tin rằng y học cổ truyền của họ có thể phát huy tác dụng.

Thuốc cổ truyền Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Âu - Ảnh 3.

Những hộp thuốc Đông y mà công ty Neo-Green xuất khẩu sang châu Âu hôm 8/3. Ảnh: China Daily

“Bằng cách thay đổi sức khỏe tổng thế và tăng khả năng miễn dịch, thuốc cổ truyền có thể giúp kích hoạt khả năng chống và khỏi bệnh của bệnh nhân. Đây là liệu pháp hiệu quả”, bà Yu khẳng định. Bà nói thêm rằng, thuốc cổ truyền từng giúp chống nhiều chủng virus trong quá khứ, như đại dịch SARS năm 2002 và 2003 khiến hàng trăm người tử vong ở Trung Quốc.

Hiện tại, hơn 69.600.000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc đã rời bệnh viện, và phần lớn họ điều trị bằng thuốc cổ truyền, theo bà Yu. Phó cục trưởng coi đó là bằng chứng về hiệu quả của sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền và Tây dược.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.