Thầy giáo làm thơ ‘Nỗi niềm cô giáo hợp đồng’

Bằng 18 câu thơ mộc mạc, tác giả đã nói lên được nỗi lòng của các giáo viên trẻ dạy ở vùng cao về nỗi lo không biết “hợp đồng” của mình sau khi nghỉ hè có bị cắt hay không.
thay giao lam tho noi niem co giao hop dong Bài thơ 'Lấy vợ giáo viên' làm lay động cộng đồng mạng
thay giao lam tho noi niem co giao hop dong Bài thơ tránh nắng 'Khoan hãy về Hà Nội nghe anh' đầy cảm hứng của cô giáo Tiếng Anh
thay giao lam tho noi niem co giao hop dong Với trẻ em, hãy đồng cảm!
thay giao lam tho noi niem co giao hop dong Ngả mũ trước thầy giáo “nhào” đề cương ôn Vật lý thành muôn áng thơ đẹp

Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục bị “lay động” bởi một bài thơ nói về nỗi niềm của cô giáo hợp đồng khi dạy ở vùng cao do một thầy giáo dạy cấp hai ở Bình Định sáng tác và đăng tải lên mạng xã hội.

thay giao lam tho noi niem co giao hop dong
Cô giáo dạy trẻ vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Mai Châm

Theo tìm hiểu, tác giả bài thơ đó là thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - Giáo viên dạy môn Hóa học tại Trường THCS Võ Xán ở thị trấn Phú Phong (Tây Sơn, Bình Định). Sau đây là nguyên văn bài thơ:

NỖI NIỀM CÔ GIÁO HỢP ĐỒNG!

Em mơ ước! Lớn lên làm Cô giáo!

Bước hân hoan trên ngưỡng cửa cuộc đời

Ngày ra trường! Rồi mỗi đứa một nơi

Rồi đôn đáo làm hồ sơ xin việc.

Là Cô giáo hợp đồng luôn thua thiệt

Lương bọt bèo...em chẳng đủ nuôi thân

Đất bazan mưa lầy đỏ bước chân

Nhà công vụ tuềnh toàng ngăn liếp mỏng.

Ngày cuối năm...tim phập phồng lo lắng

Hè qua rồi...ở lại hoặc ra đi?

Bản hợp đồng năm mới có được ghi?

Được lên lớp! Cả đời em khao khát.

Em mãi mãi là người đi gieo hạt

Dù đất cằn hay đất lẫn phù sa?

Dẫu cuộc đời còn dâu bể phôi pha

Vẫn cần mẫn chuyến đò ngang đưa khách.

Hiểu cho em! Tháng năm dài đèn sách!

Trái tim yêu luôn san sẻ cho đời!

Sau khi đăng tải, bài thơ này đã thu hút sự chú ý và quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Bằng 18 câu thơ thể 8 chữ, với những vần thơ giản dị, mộc mạc mà không kém phần sâu lắng, bài thơ đã đi vào lòng người, nhất là những thầy cô đang công tác trong ngành giáo dục.

Chia sẻ về bài thơ này, thầy giáo Tôn Sỹ Dũng cho hay, bài thơ này nói về nỗi lòng sâu thẳm của một cô giáo trẻ dạy ở vùng cao khi vừa mới ra trường và được nhận vào làm giáo viên hợp đồng.

thay giao lam tho noi niem co giao hop dong
Thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - tác giả bài thơ. Ảnh: NVCC.

Qua bài thơ, ta có thể thấy không đơn thuần chỉ là chuyện cô giáo thiệt thòi về đãi ngộ, ‘lương bèo bọt... đến nỗi em chẳng đủ nuôi thân’, khó khăn về điều kiện tự nhiên ‘đất bazan mưa lầy đỏ bước chân’ hay cơ sở vật chất thiếu thốn ‘nhà công vụ tuềnh toàng ngăn liếp mỏng’, điều mà cô giáo ấy lo nhất là mỗi năm học trôi đi, mình liệu có còn được ở lại trường dạy học tiếp trong năm học mới hay không?

Khi năm học cũ vừa khép lại cũng là thời điểm ai cũng thấp thỏm năm học mới, mình có được tiếp tục ký hợp đồng dạy học nữa hay không. Nếu chẳng may bị cắt hợp đồng thì xem như giấc mơ, khao khát được ở lại lớp dạy học lại như “đứt gánh giữa đường”.

Vậy mà đối với các cô giáo trẻ, tình yêu học trò, yêu nghề và tâm huyết với những mái đầu thơ dại nơi non cao đầy khó khăn này vẫn như một thứ động lực giúp các cô quyết bám trụ với trường lớp. Và rồi ngày qua ngày, cô giáo vẫn cần cù đèn sách với giáo án trong đêm dài. Chỉ mong mình mãi là con đò ngang đưa từng lứa học sinh cập đến bến bờ tương lai: “Em mãi mãi là người đi gieo hạt/Dù đất cằn hay đất lẫn phù sa?”.

Ngoài ra, thầy Dũng cũng chia sẻ: "Giáo viên dạy hợp đồng lo lắng không biết mình có còn đứng lớp mà năm qua gắn bó với ngôi trường thân yêu. Từ những cảm xúc đó mình chia sẻ bạn đọc bài thơ này. Các thầy cô giáo dạy học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa lại càng khó khăn hơn khi bị chấm dứt hợp đồng. Bài thơ được viết nên từ sự thấu hiểu sự thiệt thòi của giáo viên ở những miền xa xôi của đất nước”.

Bên cạnh đó, thầy Tôn Sỹ Dũng nêu quan điểm ủng hộ tinh thần của quyết định bỏ biên chế vì tính tích cực của việc bỏ biên chế là rất lớn.

“Tuy nhiên, với những thầy cô giáo miền núi, biên giới hay hải đảo, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nên theo tôi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu và không nên thực hiện xóa biên chế với nhóm đối tượng này”, thầy Dũng tâm sự.

thay giao lam tho noi niem co giao hop dong Bài thơ 'Lấy vợ giáo viên' làm lay động cộng đồng mạng

Bài thơ như lời tâm tình của một cô gái gửi tới người con trai khi tuyên bố "Anh không lấy vợ giáo viên" bằng ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.