Thí sinh đỗ đại học ảo: Người tiếc \"đứt ruột\" vì đỗ, kẻ lại trượt oan

Nhiều thí sinh đỗ ảo khiến cả trăm trường trống hàng chục nghìn chỉ tiêu, đồng nghĩa với hàng chục nghìn thí sinh đã bị trượt ảo ở đợt một. 

Người tiếc "đứt ruột" vì đỗ, kẻ lại trượt oan

Do thiếu chỉ tiêu, nhiều trường buộc phải hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp hơn so với điểm chuẩn đợt một.

Tiêu biểu có thể kể đến như Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, trường vẫn thiếu gần 1.300 chỉ tiêu cho tất cả 33 ngành đào tạo.

Để thu hút thí sinh ở đợt xét tuyển bổ sung, trường công bố mức điểm nhận hồ sơ giảm ba điểm so với điểm chuẩn đợt một.

Cụ thể, ngành Sư phạm Toán học, điểm chuẩn đợt một là 33 điểm (môn Toán nhân hệ số hai), nhưng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung chỉ 29 điểm. Ngành Quản lý giáo dục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ 16,5 điểm trong khi điểm chuẩn đợt một là 19,5 điểm. Ngành Sư phạm Tin học điểm chuẩn đợt một là 19 điểm, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung là 16,5 điểm…

Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung giảm, số lượng chỉ tiêu xét bổ sung nhiều. Ngành tuyển rải ở cả các khối ngành nóng như bác sỹ đa khoa, công nghệ sinh học… , từ các trường có thương hiệu hàng đầu đến những trường nhóm giữa và nhóm dưới…

Đặc biệt, khối trường quân sự, vốn là ưu tiên lựa chọn của rất nhiều thí sinh do không mất chi phí đào tạo, không phải lo tìm việc sau khi tốt nghiệp. Những năm trước, các trường này thường lấy đầy chỉ tiêu ngay ở nguyện vọng một.

Tuy nhiên, năm nay, có đến 18 trường thiếu thí sinh và phải xét tuyển bổ sung trên 1.000 chỉ tiêu. Mức điểm xét tuyển không quá cao, đa số ở ngưỡng 18 đến 20 điểm, có trường công bố nhận hồ sơ từ 16 điểm.

Điều này khiến không ít thí sinh dù đã trúng tuyển vào một trường nào đó nhưng vẫn không khỏi tiếc nuối.

tin nhap 20160824213909
Thí sinh tra điểm xét tuyển trước khi đăng ký xét tuyển bổ sung

Ở một khía cạnh khác, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển đợt một cùng lúc vào hai trường đại học.

Thông tin trên báo Dân Trí, nhận định về đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại cho rằng, nếu các trường không có sự điều chỉnh phù hợp thì tỷ lệ ảo đợt 2 sẽ cao hơn rất nhiều so với đợt 1 vì mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng. Về lý thuyết tỷ lệ ảo sẽ khoảng 70% thậm chí có thể tới 100% tuỳ theo từng trường, từng ngành và chuyên ngành đào tạo.

Được biết, trong số 396.496 thí sinh đã đăng ký, mới chỉ có 200.000 thí sinh nộp phiếu chứng nhận kết quả, vậy còn hơn 100.000 thí sinh nữa đi đâu? Đây là một câu hỏi đau đầu với các nhà tuyển sinh.

PGS.TS Lê Hữu Lập – Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho hay, đây là một cuộc "chơi xổ số” với các trường đại học và thí sinh bởi tuyển sinh đợt bổ sung này “nguy hiểm” hơn rất nhiều đợt xét tuyển đầu; Thí sinh có nhiều nguyện vọng, sẽ lựa chọn theo ngành học, theo thương hiệu của các trường. Bên cạnh đó, theo thị trường hiện nay tỷ lệ cử nhân, kỹ sư thất nghiệp nhiều nên thí sinh cũng cân nhắc việc học đại học và chọn học nghề nhiều hơn.

Theo ông Lập, tâm lý thí sinh không thích xét tuyển nguyện vọng bổ sung, không thích nguyện vọng 2 nên chưa chắc trong xét tuyển nguyện vọng bổ sung này có trường đã tuyển đủ chỉ tiêu. Các trường tốp trên đã phải xét tới nguyện vọng bổ sung thì các trường tốp dưới càng “chết” nữa. Nếu trong trường hợp lấy điểm chuẩn thấp thì tỷ lệ chất lượng sẽ kéo theo. Do đó, các trường phải hết sức cẩn thận và phải chấp nhận tỷ lệ thí sinh “ảo” hoặc không tuyển đủ chỉ tiêu.

Phân tích về việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu trong xét tuyển đợt đầu, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, có khoảng 75% thí sinh đăng ký cùng lúc 2 trường ĐH. Điều này có nghĩa, tỷ lệ ảo là 75% vì thí sinh chỉ được chọn 1 trường để nộp phiếu chứng nhận kết quả. Đây là thực tế mà các trường đã “bỏ qua” trước khi xác định điểm trúng tuyển.

Chia sẻ với các trường về xác định thí sinh trúng tuyển “ảo”, một chuyên gia tuyển sinh cho rằng, năm nay thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng = 2 trường x 2 nguyện vọng mỗi trường. Nếu chỉ tiêu là 100, về toán học phải gọi 400. Nhưng vì chọn 2 nguyện vọng trong 1 trường nên phải gọi ít nhất là 200 để tuyển 100. Những thí sinh nào khá giỏi thì chắc rằng họ đỗ cả 4 nguyện vọng nên giá trị “ảo” sẽ càng tăng lên. Về tổng thể là vậy. Mỗi trường dựa vào kinh nghiệm về uy tín về thương hiệu của mình mà điều chỉnh.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Chúng tôi rất hiểu và chia sẻ khó khăn với các trường trong việc tính toán tỷ lệ “thí sinh ảo” để xác định điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển… Đúng là rất khó để giải quyết đồng thời mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu (trong điều kiện thí sinh mới là người quyết định học trường nào) và không được tuyển vượt để thực hiện đúng Quy chế, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Nhiều thí sinh đỗ ảo khiến cả trăm trường trống hàng chục nghìn chỉ tiêu, đồng nghĩa với hàng chục nghìn thí sinh đã bị trượt ảo ở đợt một. Những thí sinh trượt ảo ở trường này có thể lại trúng tuyển ở một trường khác (do các em đăng ký hai trường) và chấp nhận nộp hồ sơ dù các em không mấy mặn mà.

"Đặc biệt, khi trường các em đã trượt lại thiếu chỉ tiêu, phải tuyển bổ sung, thậm chí điểm tuyển đợt bổ sung lại thấp hơn điểm của thí sinh bị trượt. Điều này sẽ tạo tâm lý không tốt cho các em," phó giáo sư Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông nói.

tin nhap 20160824213909
Thí sinh tham gia xét tuyển tại Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Nhiều trường tiếp tục công bố xét tuyển bổ sung

Theo ghi nhận, đến nay có thêm nhiều trường ĐH tại TPHCM cũng công bố xét tuyển bổ sung với chỉ tiêu khá lớn. Trong đó, hầu hết các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM cũng công bố xét tuyển bổ sung. Cụ thể như trường ĐH Quốc tế tuyển 505 chỉ tiêu cho 15 ngành đào tạo với điểm nhận hồ sơ 17-22 điểm. Riêng 200 chỉ tiêu cho chương trình liên kết cấp bằng, điểm nhận hồ sơ là từ 15. Trường ĐH Công nghệ thông tin cũng tuyển bổ sung 240 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo với điều kiện thí sinh đạt 18 -20 điểm, tùy ngành.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển 330 chỉ tiêu đại học chính quy: Toán học, Vật lý học, Hải dương học, Địa chất học... 120 chỉ tiêu đại học chính quy chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết ở ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Công nghệ thông tin.

Riêng khoa Y – ĐH QG TP.HCM tuyển thêm 50 chỉ tiêu ngành Dược học theo tổ hợp xét tuyển Toán, Hóa, Sinh với yêu cầu đạt 21,5 điểm trở lên.

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM xét tuyển 350 chỉ tiêu bổ sung cho các ngành. Trong đó, nhóm ngành kinh tế, kinh doanh tuyển 300 chỉ tiêu và ngành ngôn ngữ Anh tuyển 50 chỉ tiêu với điểm nhận hồ sơ là 17. Trường ĐH Kiến trúc xét tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo tại TPHCM và Cần Thơ

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.