Thị trường BĐS nhà ở riêng lẻ ở TP HCM tăng cao nhất 2,7%

Theo Viện Kinh tế xây dựng, thị trường BĐS tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM có sự biến động tuy nhiên mức độ không lớn chỉ quanh mức dưới 1%, cá biệt là nhà ở riêng lẻ tại TP HCM có giá tăng với biên độ cao nhất khoảng 2,7%.

Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Viện Kinh tế xây dựng – đơn vị trực thuộc Bộ, trong quý II/2019, giá bất động sản tại Hà Nội và TP HCM có biến động, tuy nhiên mức độ không lớn.

Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Viện Kinh tế xây dựng – đơn vị trực thuộc Bộ, trong quý II/2019, giá bất động sản tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có biến động, tuy nhiên mức độ không lớn.

Tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16% so với quý I/2019; trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,13% so, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,33% và căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,27%. Đối với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 0,96%.

08_jofh

Thị trường nhà ở riêng lẻ ở TP HCM đang có mức độ biến động giá cao nhất trên thị trường BĐS ở hai thành phố Hà Nội & HCM. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Tương tự, tại TP HCM, mức giá căn hộ chung cư tăng cao hơn Hà Nội với mức tăng khoảng 0,62%.

Riêng nhà ở riêng lẻ có giá tăng với biên độ cao nhất trong các phân khúc trên thị trường với khoảng 2,7%, tiếp đến là phân khúc căn hộ cao cấp với giá tăng khoảng  0,67, căn hộ trung cấp tăng 0,63% và căn hộ bình dân tăng 0,55%.

Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng đã giảm so với các quý trước đó.

Hiện giao dịch chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường vẫn thuộc về phân khúc nhà ở chung cư và nhà ở thấp tầng; chiếm tỷ lệ trên 94% tổng lượng giao dịch thành công.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dẫn chứng, chỉ tính riêng quý I/2019, số lượng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel – căn hộ khách sạn, biệt thự du lịch) giao dịch thành công khoảng 767 giao dịch, chiếm hơn 5% tổng lượng giao dịch thành công.

Hàng quý, Bộ Xây dựng đều có báo cáo và theo sát diễn biến về tình hình thị trường nhằm có giải pháp phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.

Năm 2019, Bộ Xây dựng đã giao Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thực hiện phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát các địa phương trọng điểm trong việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị, bất động sản có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất.

Bên cạnh đó, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm quy định của pháp luật tại một số địa phương như: Điện Biên, Quảng Ninh, Lâm Đồng...

Mới đây, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng Đề án "An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản bảo đảm an sinh xã hội" và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bộ Xây dựng tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Để đảm bảo tính pháp lý cho các sản phẩm bất động sản mới, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, văn bản quy định liên quan đến phát triển và quản lý các công trình condotel, công trình văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự nghỉ dưỡng.

Đầu tháng 6, Bộ Xây dựng đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp và Bộ VHTT&DL về việc xây dựng, ban hành quy định về quản lý vận hành đối với loại hình officetel.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.