Thị trường xuất khẩu của Ấn Độ tăng gần 6% trong tháng 9

Tại Ấn Độ, có 22 trong tổng số 30 ngành hàng chính có kim ngạch xuất khẩu dương trong tháng 9.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, xuất khẩu hàng hóa của nước này trong tháng 9 đạt 27,58 tỉ USD tăng gần 6% so với 26,02 tỉ USD cùng năm trước.

Xuất khẩu các mặt hàng cơ khí, xăng dầu, dược phẩm và quần áo may sẵn đã đóng góp tích cực vào tổng giá trị xuất khẩu, có 22 trong tổng số 30 ngành hàng chính có kim ngạch xuất khẩu dương trong tháng 9.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 30,31 tỉ USD giảm 19,6% so với 37,69 tỉ USD cùng , thâm hụt thương mại đứng ở mức 2,72 tỉ USD giảm 76,6% so với mức 11,67 tỉ USD cùng năm 2019.

Trong đó, nhập khẩu vàng giảm 53% trong tháng 9 xuống 601 triệu USD sau khi tăng mạnh trong tháng 7 và tháng 8, trong khi nhập khẩu máy móc và thiết bị vận tải cũng giảm mạnh, báo hiệu nhu cầu trong nước còn yếu.

Tính trong 6 tháng đầu năm tài chính 2020-21, xuất khẩu của Ấn Độ đạt 125,3 tỉ USD giảm 21,3%, trong khi nhập khẩu giảm 40,1% xuống 148,7 tỉ USD. Thâm hụt thương mại 23,4 tỉ USD.

Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã đạt 27,65 tỉ USD trong tháng 2 năm 2020, tuy nhiên, kể từ tháng 3 năm nay, cả xuất khẩu và nhập khẩu bắt đầu giảm ở mức cao hai con số.

Thương mại hàng hóa của Ấn Độ đã suy yếu ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 tấn công, thống kê trong 15 tháng gần đây, xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm 13 tháng, bắt đầu từ tháng 6 năm 2019, xuất khẩu của quốc gia này đã tăng trưởng âm.

Nền kinh tế Ấn Độ đã giảm gần 24% trong quí tháng 2 (từ tháng 4 đến tháng 6) do chịu tác động kép của đại dịch COVID 19 và sự sụt giảm nhu cầu cũng như cú sốc nguồn cung do việc Chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài, đây được coi là biện pháp nghiêm ngặt nhất trên thế giới được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. 

Quĩ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo nền kinh tế Ấn Độ sẽ giảm 10,3% trong năm tài chính hiện tại trong khi RBI ước tính GDP sẽ 9,5% trong năm nay.

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.