Xả rác bừa bãi ở Hà Nội: Thói quen 'sạch nhà mình bẩn ngõ chung' của nhiều người dân

Rác thải sinh hoạt gây mất mĩ quan đô thị và ô nhiễm môi trường sống, thế nhưng, thói quen ''sạch nhà mình bẩn ngõ chung'' của nhiều người dân Hà Nội vẫn diễn ra hàng ngày.

Một thành phố đáng sống là một thành phố phục vụ nhu cầu của con người đáp ứng được môi trường sạch. Thế nhưng, sự phát triển trong cuộc sống đô thị đang thay đổi mối quan hệ của con người với môi trường khi nhiều người vẫn vô tư, bỏ mặc hoặc thờ ơ với vấn đề rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm.

Trên thực tế, cư dân nhiều tuyến phố sinh thường có thói quen mang rác trong nhà để trước cửa và đến giờ nhân viên vệ sinh sẽ tự đi thu gom. Một nghịch lí cho thấy rằng, nhiều người dân không muốn để rác trong nhà, thay vì đợi đến giờ thu gom rác của công nhân vệ sinh môi trường thì họ vứt luôn ra ngõ, ra đường.

Tâm lí "sạch nhà hơn bẩn ngõ" bởi thói quen không ý thức được việc giữ vệ sinh chung. Tại các chân cột điện, gốc cây, hoặc bất cứ chỗ nào cũng có thể vứt được rác miễn không phải chính diện ra vào nhà mình. Khi nhưng túi rác được tập kết, dưới sự nắng nóng, chúng rỉ nước ra đường bốc mùi hôi thối khó chịu.

DSCN9673

Từ ngõ nhỏ đến vỉa hè các tuyến phố đều xuất hiện những túi rác sinh hoạt nằm ở chân cột điện, gốc cây...

DSCN9653

Những ngõ phố chình ình túi nilon đựng rác sinh hoạt trở thành hình ảnh dễ thấy ở các đô thị. Ảnh: Hoàng Minh.

Người qua người lại, nhìn những túi rác thì có né xa hoặc bịt mũi. Phải chăng, chẳng ai lên tiếng vấn đề ném rác ra ngõ vì hình ảnh này đã quá quen mắt với cuộc sống? Hay tâm lí e ngại không muốn đụng chạm "ngõ chung không ai trách".

Anh Nguyễn Khiêm sống ở khu đô thị Mễ Trì Hạ cho biết: "Hàng ngày, gia đình đi làm từ sáng đến tối, khi đến giờ thu gom rác thì lại không có ai ở nhà. Chính vì vậy, gia đình thường đặt rác ở trước cửa nhà để chiều có người thu gom, hoặc không thì mang ra vứt ở chỗ tập kết thùng rác".

Hiện nay, ở một số khu chung cư, các tòa nhà thường có chỗ vứt rác sinh hoạt theo đường ống xuống phòng tập kết rác ở tầng cuối. Thế nhưng, vẫn có những người "tiện tay" vứt rác ra lòng đường, vỉa hè phố.

DSCN9689

Nhiều tuyến phố bỗng "mọc" lên những bãi rác công cộng như thế này. (Ảnh: Hoàng Minh)

Hà Nội hiện chưa có qui định phân loại rác thải tại nguồn, vì thế, người dân vẫn có thói quen cho tất cả rác sinh hoạt của gia đình gói gọn vào túi nilon và để ra ngõ, ra đường. Thậm chí, một số người đã đặt những thùng xốp, thùng nhựa ra ngõ để làm thùng chứa rác cố định hàng ngày.

Ngay cả ở những nơi được nhân viên vệ sinh đặt những thùng rác nhằm hạn chế việc vứt ra ra đường, ra ngõ thì thói quen vứt vô tội vạ vẫn diễn ra, khiến những thùng rác công cộng trở thành thứ "trưng bày" ở những ngõ phố.

Hàng ngày, những công nhân thu gom rác từ các hộ dân nặng nhọc đẩy những thùng xe rác nặng cao chồng chất thải đến điểm tập chung.

Cổng đền, chùa hay cổng trường học cũng trở thành nơi vứt rác của một số người dân. (Ảnh: Hoàng Minh)

"Hàng ngày chị cùng 6 người trong đội phải đi thu gom rác vào buổi chiều. Mỗi người phụ trách từng khu với 4 xe rác. Những chiếc xe chở đầy rác nặng đã thành thông lệ hàng ngày.

Dù đến giờ gõ kẻng thu rác nhưng có rất ít hộ gia đình nghe tiếng kẻng tự ra đổ rác. Đa số là tự thu gom các túi rác ở cạnh từng nhà đã được chủ gia đình vứt ở đó từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Dù được trang bị bao tay nhưng nhiều hôm cúi xuống bốc rác lên xe bị đứt tay do người dân vứt kính hoặc kim tiêm.

Mặc dù chúng tối đã kêu gọi người dân không vứt rác ra đường và hãy bỏ rác vào thùng, nhưng nhiều người vẫn không có ý thức. Chính vì vậy mà chúng tôi cũng vất vả hơn trong việc thu gom và vận chuyển rác trong khu dân sinh", chị Loan - nhân viên công ty CPĐT & PT Công nghệ cao Minh Quân chia sẻ.

DSCN9668

IMG_4653

Những xe đẩy được công nhân vệ sinh thu gom xếp đầy rác cao vút đđẩy tới điểm tập kết. (Ảnh: Hoàng Minh)

Ai cũng mong muốn môi trường sống xanh- sạch- đẹp, thế nhưng những hành động đến thói quen vứt ra vô tội vạ này không xuất phát từ ý thức vệ sinh chung. Không hình thành việc sống xanh môi trường sạch từ chính nhận thức mà chỉ nghĩ hành động theo thói quen xấu "cứ vứt sẽ có người dọn" thế nên họ sẵn sàng vứt bất cứ đâu có thể.

Rác thải trở thành vấn nạn tại các khu đô thị, trách nhiệm của cơ quan quản lí cần được xiết chặt và người dân cần nâng cao ý thức về việc vệ sinh chung. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới dần được cải thiện, trong sạch và văn minh hơn.

Hàng ngày, những người công nhân vệ sinh phải cúi gập người bốc những túi rác do các hộ gia đình vứt ở ngõ phố để chở đến điểm tập kết rác. Video: Hoàng Minh.

- Từ ngày 1/2/2017, theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị và hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ bị phạt 5 đến 7 triệu đồng.

- Đối với việc vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

- Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.