Vào đầu tháng 8/2018, cảnh sát thành phố Buenos Aires, Argentina đã đưa ra cáo buộc nghi ngờ cái chết của một bé gái 12 tuổi có liên quan trực tiếp đến thử thách Momo trên nền tảng ứng dụng Whatsapp.
Gần đây hơn, một tiệm cắt tóc tên Toddler Trims ở Gloucester, Anh đã phải tiếp nhận một cô bé 5 tuổi trong tình trạng vô cùng hoảng loạn, không kiểm soát được bản thân và cắt trụi tóc của mình do nghe theo xúi giục của một nhân vật hình tượng Momo.
Lưu ý: Video có nội dung phản cảm với một vài đối tượng. Độc giả cân nhắc trước khi xem.
Trào lưu Momo vẫn chưa được xác nhận là gây hại trực tiếp đến trẻ em, nhưng đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh trên toàn thế giới về độ nguy hiểm của môi trường Internet.
Trước khi YouTube hay các cơ quan chức năng có bất kì quyết định chính thức hay động thái để ngăn chặn những trào lưu như Momo diễn ra trong tương lai, phụ huynh nên là người chủ động nắm bắt những điều con mình tiếp xúc hàng ngày.
Theo đó, một loạt trên mạng xã hội Facebook, Twitter đã tố cáo trò chơi Momo dụ dỗ con cái của họ làm những hành động bất thường như đập đầu vào tường, không dám rời xa cha mẹ vì sợ bị giết, hoảng loạn, la hét, khóc lóc dữ dội…
Trào lưu này thậm chí còn khiến cho ngôi sao Kim Kardashian hoảng sợ và yêu cầu trang chủ Youtube có hành động đối phó với sự xuất hiện của thử thách này.
Ngôi sao Kim Kardashian cũng hoảng sợ và gửi lời cầu cứu đến Youtube. (Nguồn: CBS News)
Thậm chí, trào lưu trò chơi Momo đầy ám ảnh cũng đã nhanh chóng tràn sang Facebook - một trong những trang mạng xã hội phổ biến và nhiều người dùng nhất thế giới.
Chỉ cần tra từ khóa "Momo Challenge", thật không khó để người dùng có thể kết bạn với hàng loạt tài khoản Momo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo trào lưu, nhiều tài khoản Momo đã được lập ra từ nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh chụp màn hình)
Độ phủ sóng ngày càng nhiều, khả năng để trào lưu Momo độc hại tiếp cận với trẻ em ngày càng dễ. Vậy, thật sự Momo có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em như thế nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kì bằng chứng nào khẳng định trào lưu Momo là có thật.
Tất cả những cáo buộc về một nhân vật tên Momo ám ảnh và ép buộc trẻ em hủy hoại bản thân cũng chưa được cơ quan chính quyền nào xác nhận.
Trước tâm lí hoang mang của các bậc phụ huynh, nhiều trang báo lớn trên thế giới như Washington Post, The Guardian hay The Atlantic đều nhận định thử thách Momo thật ra không đang sợ như cách truyền thông đang thổi phồng.
Trên thực tế, cha mẹ nên lo lắng hơn về trang dịch vụ YouTube Kids và những gì con cái mình đang xem trên môi trường Internet.
Trong quá khứ, trang video dành cho trẻ em này từng chiếu một tập phim đầy máu me và bạo lực khi nhân vật hoạt hình Peppa Pig nổi tiếng ăn thịt chính cha của mình.
Có nhiều phụ huynh cũng khẳng định rằng họ vô tình nhìn thấy con mình đang xem cách hướng dẫn cắt gân tay hay tự hủy hoại bản thân, dù những video ấy ban đầu hoàn toàn là những nhân vật hoạt hình, bài hát thiếu nhi bình thường.
Hình ảnh chú heo Peppa Pig đang ăn thịt cha của mình. (Nguồn: The Guardian)
Bên cạnh đó, với một môi trường chia sẻ video lớn và tự do như YouTube, việc bảo vệ an toàn cho trẻ em là một thử thách lớn với nhiều vị phụ huynh.
Bộ phận kiểm định nội dung của YouTube từng phải khóa tài khoản vĩnh viễn một số cá nhân bình luận những liên kết có liên quan đến vấn đề khiêu dâm trẻ em.
Video phân tích những bình luận trên Youtube đang xâm phạm trẻ em như thế nào. (Nguồn: Tài khoản Youtube MattsWhatItIs)
Trào lưu Momo vẫn chưa được xác nhận là gây hại trực tiếp đến trẻ em, nhưng đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh trên toàn thế giới về độ nguy hiểm của môi trường Internet.
>>> Xem thêm: Trước những trào lưu nguy hiểm như thử thách Momo, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trẻ?
Trước khi YouTube hay các cơ quan chức năng có bất kì quyết định chính thức hay động thái để ngăn chặn những trào lưu tiêu cực như thử thách Momo diễn ra trong tương lai, phụ huynh nên là người chủ động nắm bắt những điều con mình tiếp xúc hàng ngày.