Thủ tướng Trung Quốc: ‘Rất khó’ để nền kinh tế tăng trưởng trên 6% như mục tiêu

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thừa nhận rất khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 6% trở lên, do xuất hiện nhiều áp lực và bối cảnh quốc tế phức tạp.

Trả lời phỏng vấn báo chí Nga, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nền kinh tế thứ nhì thế giới phải đối mặt với áp lực giảm mạnh nhất định, do xu hướng toàn cầu cũng như "sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương".

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 6,3% trong nửa đầu năm. Theo đó, ông Lý cho biết nền kinh tế về tổng thể là ổn định trong 8 tháng đầu năm.

"Đối với Trung Quốc, việc duy trì tăng trưởng từ 6% trở lên là rất khó khăn trước bối cảnh quốc tế phức tạp và áp lực cao. Và việc này luôn song hành trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới", ông Lý nhấn mạnh.

105089122-GettyImages-934759692

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường: Áp lực cao luôn song hành trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới. (Ảnh: CNBC).

Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể đã hạ nhiệt trong quý III/2019. Dự đoán này được đưa ra trên cơ sở mức tăng trưởng 6,2% trong tháng 4-6, mức thấp nhất gần 30 năm qua. Nhóm phân tích Morgan Stanley cho biết họ hiện đang nhận thấy mức tăng trưởng thấp hơn so với mục tiêu cả năm của chính phủ, 6-6,5%.

Trước tình trạng này, chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường hỗ trợ.

Ngày 6/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định cắt giảm 50 điểm cơ bản tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với tất cả các ngân hàng trong nước. Riêng với các ngân hàng thương mại đô thị đáp ứng các qui định đề ra, thì tỉ lệ này sẽ được cắt giảm 100 điểm cơ bản. Đây là lần thứ ba trong năm nay, quyết định này được đưa ra.

Với "khủng hoảng thịt heo", tờ Fox Business dẫn lời nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics, dự báo chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc sẽ vượt qua mức 4% vào năm 2020, cao hơn mục tiêu 3% do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt ra. 

Để cứu vớt phần nào thảm cảnh trên, đầu tháng 9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố bơm 900 tỉ nhân dân tệ (khoảng 126 tỉ USD) vào hệ thống ngân hàng để kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng với nước cờ này, Bắc Kinh phải đối mặt với khoản nợ 34.000 tỉ USD tiếp tục phình to.

Tờ Reuters nhận định chính quyền Trung Quốc đang mắc kẹt trong thế "tiến thoái lưỡng nan", một mặt bị đe dọa bởi "thiên nga đen" (nguy cơ kinh tế suy giảm), mặt khác lại sợ "tê giác xám" (nợ phình to).

tải xuống

Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu dùng của Trung Quốc đang chững lại trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ chưa chấm dứt. (Ảnh: Reuters).

Sản xuất công nghiệp và lĩnh vực tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm sâu vào tháng 8. Trong tháng 8/2019, tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trung Quốc chỉ tăng 4,4%. Đây là mức chậm nhất kể từ tháng 2/2002, và thấp hơn dự báo tăng trưởng 5,2% của các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Dữ liệu mới đây của Cục Thống kê Trung Quốc cũng cho thấy tăng trưởng doanh số bán lẻ ở mức 7,5%, dưới mức 7,9% dự kiến của Reuters, và mức tăng 7,6% trong tháng rồi. Đầu tư tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm tăng 5,5%, thấp hơn dự đoán.

Reuters cũng thăm dò thị trường và phát hiện các hoạt động của nhà máy trên khắp đất nước đã có tháng thứ 4 liên tiếp sụt giảm, khi chiến tranh thương mại với Mỹ kéo dài. Nhập khẩu đồng chưa gia công của Trung Quốc cũng giảm 3,8% so với cùng kì, một kim loại được sử dụng rộng rãi trong cơ sở hạ tầng, năng lượng và tiêu thụ.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.