Trung Quốc bỏ thuế thịt heo của Mỹ: 'Chịu thua' Tổng thống Donald Trump hay nỗi lo khủng hoảng thực phẩm?

Động thái mới bỏ thuế nhập khẩu thịt heo, đậu nành Mỹ từ phía Bắc Kinh được cho là cú “nhượng bộ” nhưng lại đánh thẳng vào tâm lí của Tổng thống Donald Trump.

Tân Hoa Xã đưa tin chính quyền Bắc Kinh đã chính thức loại bỏ thuế quan cho thịt heo và đậu nành của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang khuyến khích các công ty mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ bao gồm đậu nành và thịt lợn.

Trước đó, Bắc Kinh đã đánh thuế 25% đối với đậu nành và 72% đối với thịt heo nếu các nhà nhập khẩu trong nước chọn nguồn hàng từ Hoa Kỳ.

photo-1

Trung Quốc đã nhập hơn 600.000 tấn đậu nành Mỹ như một lời thiện chí trước đàm phán. (Ảnh: CNBC).

Ngày 13/9 vừa qua, Reuters xác nhận rằng hơn 600.000 tấn đậu nành được đặt hàng bởi các nhà nhập khẩu tư nhân Trung Quốc trong hơn một năm qua, dự kiến sẽ được vận chuyển từ các nhà ga xuất khẩu Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cập cảng Trung Quốc từ tháng 10 đến tháng 12 sắp tới.

Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp Mỹ khẳng định Trung Quốc đã mua 10.878 tấn thịt heo của Mỹ trong tuần rồi. Đây là mức mua nhiều nhất trong một tuần kể từ tháng 5/2019. Tình trạng thiếu thịt heo ở Trung Quốc đang đỉnh điểm, do dịch tả châu Phi bùng phát. Đàn heo đã giảm 1/3 kể từ khi dịch lan đến nước này hơn một năm trước.

Khủng hoảng lan rộng nhưng chưa hẳn là để "giải khát" nhu cầu thịt heo 

Trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng cho biết giá thịt heo - hấp, chiên, nướng, luộc, hầm và nấu theo vô số cách - đã tăng 46,7% trong tháng 8 so với năm ngoái, chủ yếu do dịch tả châu Phi. Mức tăng này rất đáng kể so với mức tăng 27% trong tháng 7.

Các nhà kinh tế dự đoán giá thịt heo sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm nay và tiếp tục tăng vào đầu năm tới. Giá thịt heo ở mức cao nhất trong 8 năm qua đã đẩy chi phí thực phẩm lên mức tăng 10%, khiến lạm phát tháng 8 của Trung Quốc tăng lên 2,8%.

Theo ước tính, thịt heo chiếm 2/3 lượng tiêu thụ thịt hàng năm cho một hộ gia đình Trung Quốc không theo đạo Hồi. Giá tăng buộc người tiêu dùng phải đưa ra lựa chọn khó khăn: trả nhiều hơn hoặc ăn ít thịt hơn.

76704c40-d5d0-11e9-a556-d14d94601503_image_hires_092056

Nhiều tháng qua, người dân Trung Quốc đối mặt với lựa chọn khó khăn: trả nhiều hơn hoặc ăn ít thịt hơn. (Ảnh: SCMP).

Với dân số 1,4 tỉ người và có "ái lực" với thịt heo, Trung Quốc hiển nhiên có các trang trại heo lớn nhất thế giới, chiếm một nửa tổng số heo toàn cầu và mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người cao nhất. Năm ngoái, số lượng heo sẵn sàng giết mổ là 694 triệu con, và người Trung Quốc đã tiêu thụ gần 56 triệu tấn thịt heo, gần như bằng với phần còn lại của thế giới.

Trước tình trạng này, Tế Nam, Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Châu với khoảng 130 triệu dân đã phải sử dụng thịt heo từ kho dự trữ quốc gia để nỗ lực bình ổn giá và tăng nguồn cung, trong bối cảnh quốc gia này đón Trung thu và kỉ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trang này nhận định việc "giải khát" thịt heo còn có ý nghĩa chính trị. Gần đây Trung Quốc đang dấy lên niềm hồi tưởng về thời bao cấp trong những năm đầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Với dịp kỉ niệm 70 năm, chính quyền Bắc Kinh nhất quyết sẽ không để nhân dân bắt gặp lại cảm giác thiếu thốn như thời sơ khai lập quốc.

Tuy niên, Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng cho rằng có một điều thật thú vị, khi một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài đã cố gắng liên kết tình trạng giá thịt heo tăng với cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ. Nhưng các số liệu đã chỉ ra rằng chúng dường như chẳng liên quan, vì nhập khẩu chỉ chiếm 3% sản lượng heo của Trung Quốc và nhập khẩu từ Mỹ thậm chí dưới 1%.

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-14 lúc 10

Nguồn thịt heo từ Hoa Kỳ chỉ chiếm lượng nhỏ so với những nguồn cung mới mà Trung Quốc tìm được. (Ảnh: SCMP).

Trong khi trước đó, Trung Quốc đã tìm được nguồn thịt lớn từ Brazil, Australia, mới đây là Việt Nam,…

Cú "nhượng bộ" đánh thẳng vào tâm lí Donald Trump

Nếu việc bỏ thuế và khuyến khích nhập khẩu thịt heo từ Mỹ chưa hẳn là giải pháp duy nhất để "giải khác" nhu cầu trong nước, thì động thái trên từ phía Trung Quốc vì nguyên nhân gì? Đây là câu hỏi được truyền thông thế giới quan tâm.

Theo Fox Business, nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng đây là động thái nhượng bộ rõ rệt của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nguyên nhân không hẳn là chuyện "bôi trơn" đàm phán vào tháng 10 tới, mà xuất phát từ những áp lực đang đè nặng lên nền kinh tế nước này.

Nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics dự báo chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc sẽ vượt qua mức 4% vào năm 2020, cao hơn mục tiêu 3% do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt ra. 

GettyImages-485253170-1024x681

Trung Quốc đang trong thế "tiến thoái lưỡng nan", vừa sợ kinh tế suy giảm, vừa lo vỡ nợ. (Ảnh: Getty).

Để cứu vớt phần nào thảm cảnh trên, đầu tháng 9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố bơm 900 tỉ nhân dân tệ (khoảng 126 tỉ USD) vào hệ thống ngân hàng, để kích thích tăng trưởng kinh tế. 

Nhưng với nước cờ này, Bắc Kinh phải đối mặt với khoản nợ 34.000 tỉ USD tiếp tục phình to.

Tờ Reuters nhận định chính quyền Trung Quốc đang mắc kẹt trong thế "tiến thoái lưỡng nan", một mặt bị đe dọa bởi "thiên nga đen" (nguy cơ kinh tế suy giảm), mặt khác lại sợ "tê giác xám" (nợ phình to). 

Chưa kể làn sóng lũ lượt rời đi của các doanh nghiệp tại Trung Quốc đang đe dọa nạn thất nghiệp lan rộng. Do đó, áp lực "nhượng bộ" càng đè nặng lên chính quyền Trung Quốc. 

Nhưng nước cờ cắt bỏ thuế và kích thích nhập khẩu nông sản Mỹ vẫn được giới chuyên gia đánh giá khôn ngoan. Sự "nhượng bộ" này đánh thẳng vào tâm lí của Tổng thống Donald Trump trước thềm chạy đua vào Nhà Trắng.

Nông dân là một trong những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi Washington và Bắc Kinh căng thẳng. Phần lớn người làm nông tập trung ở khắp các đồng bằng ở vùng Trung Tây và Nam Hoa Kỳ. Đây được xem là vùng "đỡ đầu" cho ông Trump nếu muốn đắc cử trong nhiệm kì mới.

tải xuống

Nông dân đang chịu tổn thất bởi thương chiến chính là hi vọng của ông Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters).

Theo định hướng của Trump, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã triển khai 28 tỉ USD viện trợ thương mại cho nông dân trong 2 năm qua. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ và thời gian giải ngân khác nhau giữa các địa phương, đã khiến nông dân hoang mang và khó chịu trên toàn quốc.

Vì thế, theo Tổng biên tập Hồ Tích Tấn của Thời báo Hoàn cầu, việc Bắc Kinh chấp thuận nhập khẩu nông sản là để đổi lấy "phía Hoa Kỳ có thể giữ được sự đối ứng thiện chí với Trung Quốc, thông qua các hành động thiết thực".

Thực tế, chính quyền Bắc Kinh mới tuyên bố cắt thuế, còn thời gian cụ thể và cách thức triển khai ra sao vẫn còn bỏ ngỏ. Truyền thông quốc tế cho rằng điều này cần được ông Trump "điền vào chỗ trống".

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.