'Thưa thầy, em không học phổ thông!'

'Thầy ơi, ba năm THPT và bốn năm đại học dài lắm. Em học xong chắc gì bà em còn sống để em báo hiếu. Cha thì bệnh liên miên. Nên em quyết định sẽ học nghề'.
thua thay em khong hoc pho thong

“Không phải học sinh nào chọn con đường học nghề cũng có chất lượng học tập kém"

Đó là câu chuyện của một trong hai học sinh chọn con đường học nghề được thầy Nguyễn Hữu Nhân chia sẻ với Tuổi Trẻ sau khi đọc bài Hướng nghiệp phải bắt nguồn từ cuộc sống.

“Em có thể giúp gia đình thiết thực hơn!”

X. là học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Gia cảnh cực kỳ khó khăn. Ở trường X. học rất khá, có môn đạt mức giỏi. Tổng kết năm học, X. có đủ điều kiện dự tuyển vào THPT. Với năng lực của X., thầy cô nhận xét em có thể trúng tuyển khi thi vào lớp 10 trường THPT thuộc tốp đầu của địa phương.

Những ngày cuối năm, X. cùng các bạn dự đầy đủ các buổi tư vấn của nhà trường về con đường tiếp tục học chữ hay học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Cha em cũng đến dự họp và nêu nguyện vọng mong em học THPT rồi lên cao đẳng, đại học để thoát khỏi cảnh nghèo của gia đình.

Thế nhưng khi cho các em đăng ký nguyện vọng thi, tôi gặp một bất ngờ. Tên em không hề có trong bất cứ phần chọn thi vào trường nào, cả ở trung tâm giáo dục thường xuyên cũng không thấy. Hỏi thăm học sinh cùng lớp, các em cho biết X. không nói lý do gì cả, chỉ chuyển phiếu đăng ký cho bạn khác mà thôi.

Tôi tìm gặp X. để làm rõ mọi chuyện. X. trả lời tôi: “Thưa thầy, em không học tiếp THPT 
nữa đâu!”. Không hiểu ý em, tôi khẳng định lần nữa về sức học của X. và hỏi em: “Em không chọn học phổ thông thì em làm gì?”.

Rất thật thà, X. tâm tình cùng tôi rằng ban đầu X. cũng dự tính thi vào THPT và tự thấy có khả năng trúng tuyển vào ngôi trường mà nhiều người ao ước. Nhưng em nghĩ lại bà nội tuổi đã cao, cha mưu sinh và nuôi cả nhà bằng việc bán vé số. Nếu em học THPT sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian, khó giúp được cha và chăm sóc bà.

Tôi động viên X.: “Em nghe lời thầy, cứ thi vào lớp 10 đi. Thầy sẽ nhờ Đoàn, Đội giới thiệu cho em tiếp tục nhận học bổng, tài trợ từ các nhà hảo tâm. Em sẽ học cao hơn nữa”.

X. nghe xong, nhỏ nhẹ nói với tôi: “Thầy ơi, ba năm THPT và bốn năm đại học dài lắm. Em học xong chắc gì bà em còn sống để em báo hiếu. Cha thì bệnh liên miên. Em xin nhường lại sự hỗ trợ cho các bạn khác khó khăn hơn em.

Hơn nữa, qua nghe tư vấn về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và được đến tham quan cơ sở giảng dạy, đào tạo nghề, em thấy chọn học nghề là hợp lý cho bản thân nhất.

Thầy cô ở đây còn cho biết nếu muốn tiến bộ hơn, sau khi học xong trung cấp nghề em vẫn có thể học lên cao đẳng, đại học. Thời gian học khoảng ba năm, học xong có nghề, em có thể giúp gia đình thiết thực hơn”.

Nghe học sinh tư vấn lại, tôi thật bất ngờ. Nhưng quả thật quyết định của em là hợp lý. Em có thể giúp cha và bà mà không phải mất nhiều thời gian, tiền bạc. Em cũng cho tôi thấy ý chí của bản thân trong việc phấn đấu tiến bộ trong nghề nghiệp về sau. Em hiểu được không phải chỉ có học chữ mới thành công.

Cuối cùng tôi đồng ý với em. Tôi cũng đến gặp cha X.. Người cha không giấu được nỗi xúc động trước ý định của con. Cha em tin tưởng vào quyết định của em.

Khi tôi báo lại với ban giám hiệu nhà trường, mới đầu thầy cô tỏ ý tiếc cho X. nhưng khi biết rõ sự việc, thầy cô cũng tán đồng. Trường hợp của X. làm tôi có thêm kinh nghiệm trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Tôi tin X. đã chọn đúng con đường cho cuộc đời em.

Phụ huynh, học sinh 
chủ động chọn nghề

Trường hợp thứ hai cũng đáng nhớ. Những ngày cuối năm học, mẹ Đ. liên lạc với tôi, xin cho Đ. vào học trường nghề của tỉnh. Hai mẹ con nói rõ cho tôi biết căn cứ vào sức học của Đ. và sở thích của em, người mẹ quyết định cho Đ. chuyển từ học chữ sang học nghề.

Tôi thấy nhẹ trong lòng, vì việc tư vấn nghề cho phụ huynh học sinh mất nhiều công sức mà đôi khi không thành công.

Khu vực nhà Đ. cư trú là nơi chuyên sản xuất nông nghiệp, nuôi gia súc gia cầm, nên nghề Đ. chọn theo học là thú y. Đ. nói với tôi bạn bè góp ý với em là chọn học công nghệ thông tin hay thiết kế đồ họa.

Nhưng suy nghĩ kỹ, em thấy tuy tên ngành học của em không oai lắm nhưng sau này dễ tìm việc và thu nhập tốt. Hơn nữa, mẹ em cũng hài lòng với việc chọn nghề của em. Em biết nhiều anh chị đi trước sau khi ra trường nghề vẫn tiếp tục học nâng cao trình độ và có cuộc sống kinh tế khá tốt.

Đ. và mẹ là số ít học sinh, phụ huynh chủ động chọn nghề trước khi thầy cô chủ nhiệm tư vấn. Có lẽ do phụ huynh tiếp thu tốt những vấn đề về nội dung đào tạo, nhu cầu của địa phương, trình độ của thầy, thiết bị phục vụ học tập của cơ sở dạy nghề... Việc phụ huynh chọn cho con học trường nghề là quyết định rất khó khăn vì tư tưởng “học chữ mới nên”, “hết đường mới chọn học nghề”.

Mẹ Đ. nói: “Kinh tế gia đình rất tốt, đủ sức cho Đ. theo học chữ nhiều năm. Nhưng đối chiếu với khả năng và nguyện vọng của Đ., gia đình hướng Đ. tham gia học nghề”.

Nếu mẹ Đ. không dự các buổi tư vấn của nhà trường, có thể chị đã nghe theo ý kiến của không ít phụ huynh là bằng mọi giá phải cho con học hết THPT. Những phụ huynh ấy không biết rằng khi dự tuyển dụng, một học sinh có bằng cấp nghề sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm so với một người chỉ có bằng tốt nghiệp THPT.

Cảm ơn sự hiểu biết của phụ huynh 
về nghề Những giáo viên như tôi phải cảm ơn sự hiểu biết của mẹ Đ. về hướng nghiệp. Tôi nghĩ trong các buổi tư vấn nghề sau này, có lẽ nhà trường và cơ sở đào tạo nghề nên mời các phụ huynh như mẹ Đ. tham dự. Các phụ huynh sẽ có sự đồng cảm với nhau hơn. Các học sinh đã được đào tạo nghề nay có ít nhiều thành công trong cuộc sống cũng nên có sự chia sẻ với các học sinh đàn em. Có như vậy, thầy cô sẽ không còn xem việc tư vấn nghề cho học sinh là điều gì đó khó khăn, vất vả, thậm chí vô vọng.
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.