(Ảnh minh hoạ). |
Theo ông Hà Đình Bốn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH): "Việc điều chỉnh tuổi hưu được tính từ năm 2021. Chúng tôi đang dự kiến lộ trình tăng mỗi năm từ 3-6 tháng cho tới khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi. Ban soạn thảo sẽ lựa chọn 1 trong 2 phương án tăng cụ thể nhằm đảm bảo an toàn, đồng bộ với hệ thống pháp luật".
Dự án sửa đổi Luật Lao động năm 2012 đang được Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu và sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến trong thời gian tới. Trong đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ là một nội dung lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Từ năm 2022, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng 8% mức lương hàng tháng cho chế độ tử tuất và hưu trí. Ngoài ra, đối tượng trên sẽ tham gia 3 chế độ BHXH ngắn hạn từ ngày 1/12/2018.
Đây là nội dung Nghị định 143/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, từ ngày 1/1/2022, đối tượng điều chỉnh của Nghị định sẽ đóng hàng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động là đối tượng của Nghị định thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: Ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Trong đó, các chế độ BHXH như hưu trí và tử tuất sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, các chế độ BHXH ngắn hạn như thai sản, ốm đau và tai nạn lao động sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2018.
Trong lộ trình sửa Bộ Luật lao động 2012, liệu có nên quy định cụ thể về thưởng Tết nhằm tránh diễn ra tình trạng doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động bằng hiện vật hoặc thậm chí chỉ đưa mức thưởng Tết chỉ từ... 20.000-50.000 đồng/người.
Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho rằng: “Điều này rất khó và phải đánh giá tác động từ nhiều phía”.
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân khi tham gia xây dựng dự thảo Luật Lao động năm 2012, ông Phạm Minh Huân cho biết: Trước năm 2012, Luật Lao động năm 1994 đã có quy định “người sử dụng lao động có trách nhiệm trích từ lợi nhuận hàng năm để thưởng cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên …”.
Tuy nhiên tới thời điểm xây dựng dự án Luật Lao động năm 2012, bộ phận soạn thảo tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt có nhiều quan điểm cho rằng không nên quy định “cứng” như trên.
“Thu nhập bình quân tháng của một lao động năm 2017 trong khu vực doanh nghiệp đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2016”.
Tổng cục Thống kê vừa công bố Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010-2017. Nhiều thông tin khảo sát về lao động việc làm được quan tâm.
Theo kết quả của Bộ chỉ tiêu, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2017 cao nhất với 11,91 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2016.
Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 9,04 triệu đồng, tăng 6,2%. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động cao nhất với 7,37 triệu đồng, tăng 15,1% so với năm 2016.
Thời điểm này, người dân Quảng Ngãi bắt đầu vào mùa đào sùng đất trên bãi bồi ven sông. Sùng đất được ví như "hải sâm" trên cạn nên được thu mua với giá 200.000 đồng/kg.
Trung bình mỗi người bắt được 1 kg sùng đất sau 2 - 3 giờ đào bới trên bãi bồi. Ngoài việc có thu nhập khá cao trong lúc nông nhàn, việc bắt sùng đất còn giúp bảo vệ cây trồng vì đây là loại côn trùng gây hại.
Loại sùng đất được người dân Quảng Ngãi săn tìm sinh sống ở vùng đất cát pha trên bãi bồi ven sông nên rất sạch. Người đào sùng chỉ cần một cây cuốc và xô nước nhỏ để bảo quản sùng tươi lâu và không bị đen khi tiếp xúc với ánh nắng. Thời gian săn loại "hải sâm" trên cạn này bắt đầu từ sáng sớm đến khoảng 9h mỗi ngày.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về đánh giá tình hình lương, thưởng của doanh nghiệp tới người người lao động dịp cuối năm 2018, ông Phạm Minh Huân cho rằng hình thức thưởng tháng thứ 13 được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng thêm một hình thức mức thưởng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm vừa qua.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Loại hình thưởng thứ 2 chủ yếu dựa vào kết quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thưởng sẽ hấp dẫn khi có kết quả sản xuất - kinh doanh tốt. Đặc biệt đối với các cá nhân có đóng góp lớn cho hoạt động của doanh nghiệp”.
VKSND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk ngày 13/10 cho biết vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Phan Xuân Hạnh (SN 1958 - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Êa Phê, huyện Krông Pắk) để tiếp tục điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo điều tra ban đầu, năm 2015, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô Bùi Thị Thùy L. (SN 1993; ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) nhờ bà Nguyễn Thị Lệ H. (SN 1956; ngụ huyện Krông Pắk) xin làm giáo viên. Bà H. đến gặp ông Phan Xuân Hạnh (lúc đó là Hiệu trưởng Trường THCS Êa Phê) để xin việc cho L.
Hướng dẫn đóng BHXH cho người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc sau: ốm đau; thai sản; bảo hiểm; ... |
Đô thị 01:57 | 01/01/2020
Đô thị 23:41 | 31/12/2019
Đô thị 22:12 | 31/12/2019
Du lịch 12:17 | 31/12/2019
Đô thị 18:24 | 30/12/2019
Du lịch 09:32 | 28/12/2019
Thời sự 03:08 | 30/01/2019