Tiềm năng xuất khẩu gạo sang thị trường Maroc

Do gạo không phải là lương thực chính của Maroc, bình quân mỗi người dân nước này tiêu thụ 2,2 kg/năm.

Gạo không phải là lương thực chính tại Maroc

Bình quân nhu cầu tiêu thụ gạo mỗi năm 2,2 kg/người. Tổng nhu cầu gạo mỗi năm trên cả nước đạt khoảng 60 nghìn tấn, theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc.

Người dân Maroc tiêu thụ nhiều loại lương thực thay thế khác như lúa mì, ngô, cous cous, đậu hà lan…

Tổng diện tích có thể canh tác lúa trên tại Maroc đạt xấp xỉ 25.000 ha, nhưng thực tế canh tác chỉ khoảng 7 nghìn ha, chủ yếu tập trung ở vùng trọng điểm nông nghiệp Gharb với năng suất bình quân khoảng 5 tấn/ha.

Sản lượng thực tế hàng năm không ổn định do thiếu nước tưới. Năm mưa nhiều, sản lượng tăng và ngược lại.

Cơ chế nhập khẩu gạo

Maroc chưa thực hiện thương mại gạo qua hợp đồng Chính phủ và cũng không tiến hành qua đấu thầu. Việc nhập khẩu gạo chủ yếu qua thương mại thông thường do các công ty tư nhân thực hiện với các hợp đồng nhỏ, lẻ từ 2 - 3 tấn đến 5 - 7 nghìn tấn.

Về tình hình nhập khẩu, để bù phần thiếu hụt Maroc phải nhập khẩu dao động khoảng từ 15 - 35 nghìn tấn tùy thuộc từng năm.

Theo thống kê chính thức năm 2017, Maroc chi 75 triệu Dirham (tỷ giá xấp xỉ 9,2 Dh/USD) đẻ nhập khẩu 13,1 nghìn tấn gạo. Con số này của năm 2018 là 216 triệu Dirham cho 42,3 nghìn tấn, năm 2019 khoảng 25 nghìn tấn, chủ yếu là các loại gạo phẩm cấp cao (thường là 5% tấm, japonica, jasmin…).

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Qui định quản lí hoạt động nhập khẩu gạo

Do nhập khẩu khối lượng nhỏ, Maroc không có nhiều qui địnhh điều chỉnh hoạt động nhập khẩu đối với mặt hàng này, không qui định về đầu mối nhập khẩu, qui địnhh và thủ tục về kiểm dịch cũng tương tự như các mặt hàng lương thực thực phẩm khác là đều phải lấy mẫu thí nghiệm để bổ sung hồ sơ thông quan.

Maroc áp dụng mức thuế quan rất cao đối với mặt hàng gạo.

Thị trường Maroc nhập khẩu gạo

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo Japonica, Jasmin với số lượng nhỏ sang Maroc và khả năng duy trì khó khăn do tiêu thụ kém.

Gạo Việt Nam mới vào được thị trường Maroc từ năm 2017 và không liên tục, cho đến nay mới được 7 container.

Nhập khẩu gạo từ Việt Nam phụ thuộc vào nhu cầu mang tính thời điểm của doanh nghiệp bạn thông qua từng hợp đồng cụ thể.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc, xuất khẩu gạo sang thị trường Maroc trong thời gian qua nhỏ lẻ bởi một số nguyên nhân chính sau:

Nhu cầu tiêu dùng gạo của Maroc ít do người Maroc chủ yếu có tập quán ăn lúa mì. Nhu cầu gạo hàng năm của cả nước chỉ khoảng 60 - 65 nghìn tấn, trong đó sản xuất trong nước đã đáp ứng được xấp xỉ 35 nghìn tấn.

Thuế và phí nhập khẩu gạo vào Maroc rất cao, tương đương xấp xỉ 67%, làm đội giá bán lẻ nên người Maroc có xu hướng tiêu dùng các mặt hàng lương thực khác thay vì gạo. Bên cạnh đó, các chi phí bôi trơn làm đội giá gạo bán lẻ cũng là nguyên nhân tác động đến khả năng tiêu thụ mặt hàng gạo.

Ngoài ra, cạnh tranh từ các đối tác Trung Quốc, Myanmar… cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang Maroc.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.