Tiết lộ ngỡ ngàng của nhân viên Apple vì sự kiểm soát khủng bố trong văn hóa làm việc

Sau sự kiện ra mắt iPhone 11, Apple đã chính thức cán mốc 1.000 tỉ USD về giá trị vốn hóa thị trường. Nhiều người mong ước được làm việc ở doanh nghiệp nghìn tỉ đô vì sự thành công và danh tiếng, nhưng ít ai biết đến những góc khuất trong văn hóa làm việc của công ty này.

Đừng hi vọng cho việc ứng tuyển lần 2

Apple có phần mềm riêng để loại bỏ những thực tập sinh ứng tuyển lần 2. Vì vậy, nếu bạn thất bại ở lần đầu tiên, đừng hi vọng cho việc ứng tuyển lần 2. 

Theo quan điểm của Apple, một người khi đã không thể hiện được khả năng của bản thân ở lần đầu thì một chút kinh nghiệm ở những lần sau cũng chẳng thay đổi được gì cả.

phỏng vấn

Với Apple, một người khi đã không thể hiện được khả năng của bản thân ở lần đầu thì không cần tuyển dụng nữa. (Ảnh: Getty).

Hơn 10 vòng phỏng vấn để trở thành nhân viên chính thức

Để được nhận vào Apple, các ứng viên phải trải qua ít nhất 10 vòng phỏng vấn. Luis Abreu, nhà thiết kế trải nghiệm, từng ứng tuyển vào Apple, liệt kê: "3 lần phỏng vấn qua điện thoại, 5 lần qua FaceTime, một chuyến đi tới Cubertino (California) để thực hiện 5 cuộc phỏng vấn riêng trong một ngày và một bữa trưa tại Cafe Macs."

Cuối cùng, câu trả lời mà nhà thiết kế này nhận được là "không". Apple nói với anh trong một lần phỏng vấn: "Chúng tôi không lãng phí thời gian với những kẻ ngốc".

phỏng vấn2

Muốn làm nhân viên của Apple phải trải qua 10 vòng phỏng vấn. (Ảnh: CNBC).

Nếu là "người Apple" thì phải luôn bật chế độ sẵn sàng làm việc

Apple hướng nhân viên đặt công ty vào vị trí ưu tiên. Tức là, bạn có cuộc sống cá nhân của bạn, nhưng khi mọi thứ trở nên cấp bách thì công việc phải được ưu tiên hàng đầu.

Ben Farrell, cựu nhân viên tại Apple, nói về lí do ông rời công ty: "Trong những tuần gần đây, tôi bị nhiễm sốt xuất huyết và phải nhập viện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thay vì nhận được sự hỗ trợ, một email đã được gửi đến giường bệnh của tôi, nội dung trong đó là một bài thuyết trình, với một lưu ý rằng nó phải được hoàn thành khẩn cấp.

Vào buổi sáng ngày cưới của mình, tôi vẫn bị điện thoại và email quấy rầy, để gửi một báo cáo mà ai đó đã làm thất lạc".

apple4

Ở Apple, công việc là thứ được ưu tiên trên hết. (Ảnh: Getty).

Nhân viên Apple là những người đầu tiên thử nghiệm... vi rút

Hầu hết các thiết bị của Apple khi chạy thử nghiệm phần mềm thường được cập nhật vài tuần một lần từ các nhóm kĩ thuật. Do đó, nhân viên của Apple không chỉ sử dụng máy Mac mà đúng hơn, họ sử dụng những chiếc máy Mac chứa rất nhiều vi rút và phần mềm cũng vậy.

Điều tương tự cũng xảy ra với những nhân viên trong nhóm iOS sử dụng Iphone, Ipad, Apple Watch,... Apple muốn đảm bảo rằng công ty là bên đầu tiên tìm ra vi rút, trước khi ai đó tìm ra nó.

Mọi thứ đều được kiểm soát kể cả... thùng rác

Mọi sản phẩm của Apple đều có mã tên riêng biệt và không một ai được gọi sản phẩm đó với một cái tên khác. Các thành viên trong một đội nhưng thuộc những nhóm "đặc biệt", tuyệt đối không được nói với thành viên cùng đội công việc mà mình đang làm.

Rèm cửa phòng làm việc và phòng họp thường có màu đen và cửa sổ mờ. Thùng rác của nhân viên cũng được kiểm soát cặn kẽ theo chính sách bảo mật của Apple.

thùng rác

Cả thùng rác cũng được Apple kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh: CNBC).

Bảo mật là nguyên tắc kim cương

Apple dùng mọi cách để bảo vệ môi trường sáng tạo và sở hữu trí tuệ của mình. Một lập trình viên tham gia vào dự án Ipad chia sẻ: "Chúng tôi phải ở trong một căn phòng không có cửa sổ và họ thay hết khóa trong ấy. Chỉ có tôi và 3 người nữa được phép vào căn phòng. Apple kiểm soát việc này bằng tên và số bảo hiểm xã hội của mỗi người".

Chính sách bảo mật của Apple áp dụng cho cả những điều bạn chia sẻ trên mạng xã hội và người thân.

Cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng

Theo cựu nhân viên Robert Bowdidge, chính sách bảo mật của Apple làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình: "Tôi chẳng thể tiết lộ điều gì với vợ. Cô ấy chỉ biết tôi làm ở tòa nhà đối diện, và thường về rất muộn nhưng không hề biết tôi làm công việc gì.

Khi tôi tới Manchester, Anh để làm việc với đội ngũ dự án Transitive, cô ấy muốn đi cùng nhưng tôi phải từ chối, vì lúc đó vợ tôi đang làm việc tại IBM. Tôi biết dự án trưởng sẽ điên lên nếu IBM biết được thông tin này".

Luôn có cách tìm ra nguồn rò rỉ thông tin

Một trong những cách Apple đã làm để tìm ra nguồn rò rỉ thông tin là thay đổi cách ghi trong các tài liệu, văn bản nội bộ. Những tài liệu gửi tới các bộ phận trong công ty sẽ có cách dùng ngữ pháp và dấu câu khác nhau. Nếu thông tin bị rò rỉ, Apple sẽ biết vấn đề nằm ở đâu, dựa vào các trích dẫn trên báo chí.

nhân viên apple

Apple có đội ngũ và cách thức quản lí thông tin rất chuyên nghiệp. (Ảnh: Reuters).

Chủ nhật là ngày làm việc

Apple không có khái niệm "chủ nhật là ngày nghỉ". 

Theo Don Melton, cựu giám đốc mảng công nghệ Internet của Apple: "Chủ nhật là tối làm việc của tất cả nhân viên Apple, vì cuộc họp cấp cao sẽ diễn ra vào ngày hôm sau. Bạn phải để điện thoại bên ngoài và ngồi trước máy tính, mặc cho chương trình truyền hình mà bạn yêu thích đang phát sóng".

Áp lực lớn nhưng đãi ngộ không cao

Trên Glassdoor, một trang web hỏi đáp việc làm, lương thấp là lời than phiền thường thấy của nhân viên của Apple, đặc biệt là những người làm việc tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Họ được trả lương thấp đến nỗi không đủ tiền để mua những sản phẩm mà họ bán. Những nhân viên kinh doanh hay chuyên viên IT của Apple cũng than phiền về điều tương tự.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.