Tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng Việt Nam

Tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng Việt Nam vừa được tổ chức tại khách sạn Melia (44B, Lý Thường Kiệt, Hà Nội).
 

Tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng Việt Nam do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tổ chức.

Trong tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng Việt Nam lần này, các vị đại diện tham dự đã nêu ra rất nhiều vấn đề và các khuyến nghị chính sách cho việc phát triển nền kinh tế số, thương mại điện tử và ngăn ngừa các mối nguy hiểm từ vấn đề an ninh mạng.

toa dam kinh te so va chinh sach an ninh mang viet nam
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phát biểu tại tọa đàm.

Trong 10 năm qua, kinh tế số đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn các thị trường kinh doanh. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17.718.112 người. Đến năm 2017 đã tăng lên 64 triệu người, tức là xấp xỉ 67% dân số. Đưa nước ta trở thành nước thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng Internet đông nhất thế giới.

toa dam kinh te so va chinh sach an ninh mang viet nam
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericson Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia phát biểu về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh kinh tế số.

Tuy nhiên, nền kinh tế số phát triển rất nhanh cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ.

Trong mục Chính sách An ninh mạng ở Việt Nam, có 5 vấn đề đó là: Khuôn khổ pháp lý cho an ninh mạng; các thiết chế tác chiến điện tử và ứng cứu sự cố an ninh mạng; an toàn thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng; giải quyết tranh chấp trên Internet; hợp tác quốc tế để xử lý an ninh mạng xuyên quốc gia.

Đồng thời trong khuôn khổ buổi tọa đàm các khuyến nghị chính sách để bảo vệ an ninh mạng cũng được đưa ra vô cùng cụ thể và chi tiết bao gồm: Khuyến nghị về tiếp cận xây dựng chính sách; về bảo vệ quyền riêng tư và tài sản dữ liệu; tòa án và các thiết chế giải quyết vi phạm, giải quyết tranh chấp trực tuyến; truyền thông và giáo dục về sử dụng Internet an toàn; hợp tác quốc tế. Những khuyến nghị này đã góp phần giúp cho việc bảo vệ sự an toàn an ninh mạng ở Việt nam được tốt hơn.

Việt Nam đang bước trên sự phát triển của nền kinh tế số, đi kèm với gia tăng các rủi ro về an ninh mạng. Chính vì vậy đòi hỏi phải có những đánh giá mới, những bước tiến mới để ứng phó với những thách thức đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và an toàn an ninh mạng ở Việt nam.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.