Tối ưu trải nghiệm mua sắm online như tại cửa hàng, bí quyết bứt tốc doanh thu cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ưu tiên trải nghiệm của khách hàng tạo ra lợi nhuận cao hơn 60% so với những đối thủ cạnh tranh. Đứng trước việc người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dần sang mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp cần làm gì để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khác hàng như tại cửa hàng?

Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ, việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng, nhanh chóng với nhiều lựa chọn đa dạng đã ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Đạt đỉnh điểm tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm trước trong thời gian giãn cách xã hội, doanh số của các kênh thương mại điện tử vẫn chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại, đặc biệt trong các ngành như thực phẩm và đồ uống, quà tặng,...

Tuy các kênh mua sắm trực tuyến đang chiếm ưu thế, song không thể phủ nhận những ưu điểm của cửa hàng truyền thống trong việc đem đến các trải nghiệm khác cho khách hàng, đơn cử là việc có thể cảm nhận sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng .

Do đó, nếu muốn tối ưu hóa hiệu quả mà các kênh mua sắm trực tuyến mang lại, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư nghiêm túc, xây dựng "cửa hàng số" của mình thật tiện ích và khác biệt để bù đắp những thiếu hụt trong trải nghiệm của khách hàng. Bởi, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng là cách tốt nhất để giữ chân khách hàng và tăng tệp khách quen.

Mua sắm truyền thống - thú vui giúp thư giãn tinh thần

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao khách hàng chọn mua ở cửa hàng này chứ không phải cửa hàng bên cạnh bán cùng một mặt hàng? Sự khác biệt nằm ở trải nghiệm. Khách hàng ngày nay không chỉ mua sản phẩm, họ mua trải nghiệm đi kèm sản phẩm.

Do đó, các cửa hàng truyền thống luôn tập trung để môi trường thoải mái nhất, giúp đánh thức tất cả giác quan và tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu, khiến họ có xu hướng dễ dàng "móc hầu bao" hơn.

Tối ưu trải nghiệm mua sắm online như tại cửa hàng, bí quyết bứt tốc doanh thu cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Mua sắm truyền thống - thú vui giúp thư giãn tinh thần

Bằng cách này, trải nghiệm mua sắm không chỉ là đơn thuần là mua bán mà các cửa hàng truyền thống với cách trang trí bắt mắt, tiếng nhạc du dương cùng mùi thơm dễ chịu sẽ khiến khách hàng cảm giác thật sự được thư giãn. Trong một cửa hàng đồ xa xỉ, khách hàng sẽ được chăm sóc từ "chân tơ kẽ tóc" như những nhà quý tộc; hay ở những cửa hàng bán đồ thể thao, khách hàng có thể trở thành những vận động viên giỏi nhất.

Tạo cảm hứng mua sắm cho khách hàng với "cửa hàng số" Website

Chỉ mất 50 giây để khách hình thành ý kiến về trang web của bạn và 94% ấn tượng đầu tiên liên quan đến thiết kế. Thực tế cho thấy tới 83% thông tin khách hàng tiếp nhận nhờ vào đôi mắt, do đó cách thiết kế "cửa hàng số" không chỉ ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng dừng lại ở website của doanh nghiệp mà nó còn giúp truyền tải hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

Qua đó, khách hàng có thể đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp có đủ để họ bỏ tiền mua và sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu của đại học Công nghệ Kaunas (Lithuania) cho thấy việc bày trí có thể khuyến khích khách hàng ra quyết định mua sắm tức thì.

Nếu có một thứ làm cho các cửa hàng khác biệt so với các cửa hàng online, thì đó chính là nhân viên tư vấn tại cửa hàng. Đôi khi, khách hàng không thấy thoải mái khi có người đi bên cạnh trong lúc họ đi mua sắm, tuy nhiên nếu nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm và có thể đưa ra những gợi ý phù hợp thì đây là cơ hội để doanh nghiệp ghi điểm với khách hàng.

Do đó, Livechat chính là công cụ đắc lực cho các cửa hàng "số". Livechat là công cụ đã quá phổ biến đối với doanh nghiệp cũng như khách hàng với những lợi ích có thể kể đến như sự nhanh chóng, tiện lợi, có thể tương tác với khách hàng như một nhân viên thật sự.

Trải nghiệm mua sắm tuyệt vời được hình thành từ những điều nhỏ nhất. Doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng với những chi tiết tinh tế và thường không tốn quá nhiều chi phí.

Cá nhân hóa trải nghiệm - Tạo sự khác biệt cho cửa hàng "số’ của doanh nghiệp

Với ưu thế của các nền tảng công nghệ, website có thể được kết nối với các công cụ khác, như CRM, thu thập và lưu trữ dữ liệu khách hàng, giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyến được cá nhân hóa, đây là lợi thế của các cửa hàng online mà các cửa hàng truyền thống khó có thể cạnh tranh được.

Cùng với việc lưu trữ các tương tác của khách hàng trên website, việc sử dụng các câu hỏi khảo sát là một công cụ tuyệt vời thể thu thập thông tin và đưa ra những gợi ý phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Đây cũng là cách mà Sephora - một chuỗi cửa hàng bán mỹ phẩm tại Mỹ đã thực hiện để chăm sóc khách hàng một cách tối ưu. Họ đã đưa ra những câu hỏi về sở thích của khách hàng, về loại mùi hương họ yêu thích và đưa ra những sản phẩm phù hợp. Nếu những người mua hàng trực tuyến không thể thực sự ngửi thấy mùi thơm, hình ảnh được lựa chọn cẩn thận có thể gợi lên trí tưởng tượng về mùi và cảm xúc của khách hàng.

Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ không thể nhìn thấy các khách hàng online của mình trông như thế nào, nhưng có thể tìm hiểu về người tiêu dùng dựa trên hành vi họ thực hiện trên website. 

Có một vài yếu tố tiêu chuẩn như tuổi, giới tính và đối với một số mặt hàng như quần áo, giày dép thì bao gồm cả các thông số liên quan đến size, màu sắc… Những đặc điểm chuyên sâu hơn có thói quen mua sắm, chi tiêu trung bình, động lực lớn nhất để khách hàng trở lại mua hàng.

Tối ưu trải nghiệm mua sắm online như tại cửa hàng, bí quyết bứt tốc doanh thu cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Các câu hỏi về size chi tiết giúp doanh nghiệp tư vấn khách hàng hiệu quả hơn

Sử dụng những "insights" chi tiết như trên sẽ giúp các doanh nghiệp lên chiến lược tiếp cận các phân khúc khách hàng mới và khách hàng hiện tại một cách rõ ràng hơn. Bằng cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp thông qua tất cả những gì doanh nghiệp hiểu về họ, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng phục vụ và giữ chân người tiêu dùng.

Trải nghiệm mua sắm trực tuyến mà doanh nghiệp cung cấp có thể vượt trội hơn so với mua sắm tại cửa hàng bởi mức độ phù hợp và tiện lợi nếu doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư phù hợp. Nguyên nhân là các khách hàng có xu hướng kết nối hơn với thương hiệu quen thuộc bất chấp khoảng cách địa lý

Việc website có tích hợp thêm các công cụ marketing automation giúp gia tăng sức mạnh truyền thông và bán hàng của "cửa hàng số". Hiện nay, Bizfly đang là đơn vị duy nhất có tích hợp bộ công cụ này trong cùng một hệ sinh thái. 

Thêm một điểm cộng khi thiết kế website tại đơn vị này là khả năng bảo mật cao nhờ nền tảng cloud lớn của VCCloud, tích hợp các công cụ marketing và bán hàng online tự động hiện đại như chatbot, CRMemail marketing giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng tệp khách hàng ngay từ đầu, giảm thiểu tối đa chi phí quảng cáo và tăng doanh thu một cách bền vững.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website x2 doanh thu của Bizfly tại đây.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.