Nhà tù 'thiên đường' trong cuộc chiến chống ma tuý ở Phillipines | |
Thị trưởng Philippines bị bắn chết vì nghi buôn bán ma túy |
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, các đồng minh của ông Duterte đang thúc đẩy thông qua dự luật nói trên vào tháng 12 tới. Dự luật này sẽ khôi phục lại án tử hình và hạ thấp độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự từ 15 xuống 9 tuổi.
"Tội phạm người lớn có chủ đích sử dụng trẻ dưới 15 tuổi để thực hiện các hành vi phạm pháp, như buôn bán ma tuý", AFP dẫn lời Pantaleon Alvarez, một trong những người ủng hộ dự luật này, giải thích.
Dù ông Duterte muốn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự giảm xuống 12, các đồng minh của ông kêu gọi hạ xuống 9 tuổi.
Động thái trên vấp phải ý kiến phản đối gay gắt của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) lên tiếng nhắc nhở Philippines về bổn phận quốc tế. Manila là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, trong đó quy định việc xử phạt trách nhiệm hình sự dưới 12 tuổi là không thể chấp nhận được.
"Nhà tù không phải chỗ dành cho trẻ em. Việc trẻ bị đưa đến tổ chức hình sự là điều đáng báo động. Đó sẽ là một bước thụt lùi của chính phủ Philippines", thông báo của UNICEFF ngày 21/11 cho hay.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền phát động chiến dịch kêu gọi #ChildrenNotCriminals (Trẻ em không phải tội phạm) nhằm kêu gọi các nghị sĩ cân nhắc lại quyết định ủng hộ dự luật này.
Tổ chức Plan International cho rằng trẻ phạm tội thường là nạn nhân của các băng nhóm tội phạm và sẽ không công bằng khi chúng bị quy trách nhiệm. Nhiều người khác kêu gọi ông Duterte suy xét những yếu tố dẫn đến hành vi của trẻ như nghèo đói, thiếu sự chỉ bảo của cha mẹ hay không được đến trường.
"Chúng ta không thể áp dụng các nguyên tắc của tội phạm trưởng thành với những đứa trẻ. Chúng ta sẽ thực sự tống giam tội phạm 9 tuổi, những đứa trẻ mà chúng ta đều biết là chưa hoàn toàn trưởng thành, vào tù sao?", Melanie Llana của tổ chức Philippine Action for Youth Offenders nói.
Từ khi nhậm chức vào tháng 6 năm nay, cách xử lý cứng rắn của ông Duterte với vấn đề tội phạm là chủ đề gây tranh cãi, kéo theo nhiều chỉ trích từ Mỹ, Liên Hợp Quốc và nhóm nhân quyền. Theo số liệu chính thức, gần 2.000 người đã chết trong trong chiến dịch trấn áp tội phạm ma tuý do cảnh sát tiến hành, 2.800 trường hợp thiệt mạng trong các trường hợp khác.