Top 3 mẫu kịch bản chương trình Ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa và ấn tượng nhất 2023

Một mẫu kịch bản chương trình Ngày Gia đình Việt Nam chi tiết sẽ giúp các bạn xây dựng chương trình kỷ niệm cho công ty, trường học, địa phương được thành công và trọn vẹn nhất. Cùng tham khảo những thông tin vô cùng hữu ích ngay sau đây.

Tham khảo 3 mẫu kịch bản chương trình Ngày Gia đình Việt Nam hay và ý nghĩa nhất 2023

Ngày Gia đình Việt Nam là hoạt động gắn kết, tôn vinh mái ấm gia đình thông qua nhiều trò chơi thú vị rèn luyện kỹ năng, tái tạo tinh thần và tăng tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình. 

Dưới đây là 3 mẫu kịch bản chương trình Ngày Gia đình Việt Nam cho bạn tham khảo và lựa chọn:

Mẫu kịch bản số 1

Chào mừng toàn thể quý vị đã đến với chương trình giao lưu tọa đàm hôm nay, chủ đề xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu.

Kính thưa quý lãnh đạo, quý đại biểu cùng các hộ gia đình thân mến. Được sự phân công của Ban tổ chức tôi xin điều khiển chương trình của buổi tọa đàm.

Chương trình giao lưu tọa đàm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 như sau:

- Tiếp đón đại biểu.

- Văn nghệ chào mừng.

- Nghi thức:

+ Tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu

- Nội dung:

+ Phát biểu ôn lại truyền thống Ngày gia đình việt nam 28/6

+ Phát biểu của lãnh đạo huyện

+ Khen thưởng cho các hộ gia đình đạt danh hiệu thi đua gia đình văn hóa tiêu biểu

+ Các gia đình giao lưu trả lời câu hỏi

+ Các ý kiến phát biểu của đại diện các hộ gia đình văn hóa tiêu biểu

+ Phát biểu tiếp thu ý kiến của lãnh đạo

Kính thưa quý vị đại biểu để mở đầu chương trình hôm nay, mời quý vị cùng thưởng thức nhạc phẩm được mang tên:

……………………………….. do ……………………………… thể hiện

…………………………………do……………………………… trình bày

Kính thưa quý lãnh đạo, quý đại biểu cùng các hộ gia đình kính mến!

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 72/2001/QĐ-TTg, quyết định lấy ngày 28/6 là Ngày gia đình Việt Nam nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức và các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, song song với công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Hòa chung không khí cả nước nhân kỷ niệm 22 năm ngày Gia đình Việt Nam, Phòng Văn hóa Thông tin huyện ...... long trọng tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển và nhân rộng mô hình này đến nhiều gia đình hơn, đồng thời khẳng định giá trị và tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đó cũng chính là lý do của buổi giao lưu, tọa đàm hôm nay. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh!

Về dự buổi giao lưu hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:

Về cấp huyện:

1. …………………………-……………………………

2. …………………………-……………………………

3. …………………………-……………………………

4. …………………………-……………………………

5. …………………………-……………………………

Về cấp xã: …………………………-…………………………… cùng đại diện các gia đình văn hóa tiêu biểu. Xin nhiệt liệt hoan nghênh chung.

Kính thưa quý vị, Ngày gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để hiểu rõ hơn lịch sử và ý nghĩa của ngày kỷ niệm này, sau đây kính mời ông …………………………. lên phát biểu ôn lại truyền thống Ngày gia đình Việt Nam. Xin mời ông!

(Ông …………….. lên phát biểu)

Xin cảm ơn ông ………………. đã giúp chúng ta ôn lại truyền thống của ngày gia đình Việt Nam.

Quý đại biểu thân mến, vừa rồi chúng ta đã được nghe lịch sử và ý nghĩa của ngày truyền thống gia đình Việt Nam 28/6. Hiểu được điều đó, chúng ta càng thêm yêu thương gia đình mình và càng cố gắng xây dựng gia đình ngày một ấm no, hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của tự thân mỗi gia đình, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của lãnh đạo Đảng và ban ngành đoàn thể các cấp. Sau đây trân trọng kính mời ông …............ đại diện Huyện ủy,  UBND huyện lên phát biểu ý kiến. Xin mời ông!

(Ông …………….. phát biểu)

Xin chân thành cảm ơn những lời phát biểu của ông………………………..

Thưa quý vị, trong những năm qua nhân dân huyện nhà luôn không ngừng phấn đấu xây dựng đời sống văn hóa dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện và đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi.

Để ghi nhận thành tích của các hộ gia đình, nhân dịp Ngày gia đình Việt Nam, đại diện Phòng VHTT (hoặc lãnh đạo huyện) sẽ có khen thưởng cho các hộ gia đình đạt thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu trong những năm vừa qua. Xin mời ông................................ đại diện BTC lên thông qua quyết định khen thưởng.

Xin kính mời ông ............................... lên trao thưởng cho các hộ gia đình.

(Ông ........................ tặng thưởng)

Xin trân trọng cảm ơn ông................................... và đại diện các hộ.

Tiếp theo chương trình là phần giao lưu trả lời câu hỏi giữa Ban tổ chức và lãnh đạo xã cùng các hộ gia đình. Nội dung là trả lời các câu hỏi xuất hiện trên màn hình hoặc từ phía BTC và phần tự giới thiệu của các hộ gia đình. Xin tất cả chuẩn bị.

(Chương trình giao lưu hỏi đáp, BTC chuẩn bị câu hỏi)

Tiếp theo chương trình là phần đóng góp, phát biểu ý kiến của các hộ gia đình về kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa và công tác quản lý xây dựng gia đình văn hóa. Mời đại diện các hộ gia đình đóng góp ý kiến.

(Các hộ gia đình phát biểu ý kiến, giao lưu trao đổi với BTC)

Kính thưa quý vị đại biểu, vừa rồi là phần giao lưu trao đổi ý kiến về kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa và công tác quản lý xây dựng gia đình văn hóa. Các ý kiến trao đổi rất bổ ích và thiết thực, có giá trị đóng góp cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở các cấp huyện nhà. Sau đây xin kính mời ông......................................... lên phát biểu tiếp thu ý kiến và kết thúc chương trình. Xin trân trọng kính mời ông.

(Ông....................................... phát biểu ý kiến)

Kính thưa quý lãnh đạo cùng toàn thể quý vị, chương trình giao lưu tọa đàm “Gia đình văn hóa tiêu biểu” nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 tại Phòng VHTT huyện....... đến đây xin được phép kết thúc. Thay mặt BTC xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo, quý đại biểu cùng các hộ gia đình đã đến tham gia đông đủ, đóng góp ý kiến thiết thực giúp cho buổi giao lưu thành công tốt đẹp.

Xin chào và xin hẹn gặp lại lần sau.

Ảnh: Baodautu.vn

Mẫu kịch bản số 2

I. Mục đích, yêu cầu

Nhằm tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình; khẳng định vai trò to lớn của gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người về đạo đức, lối sống lành mạnh và kỹ năng ứng xử trong gia đình; tiếp tục nêu cao và khẳng định tầm quan trọng của “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia về Phòng chống Bạo lực Gia Đình (PCBLGĐ) năm 2023 đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và có ý nghĩa thiết thực.

II. Nội dung hoạt động

1. Truyền thông trong Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình:

– Chủ đề: “Gia đình: nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”.

– Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp.

– Thông điệp truyền thông Ngày Gia đình Việt Nam:

+ Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

+ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương

+ Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

+ Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

+ Xây dựng môi trường gia đình – cộng đồng – xã hội an toàn, lành mạnh

+ Hạnh phúc Gia đình là Yêu thương và Chia sẻ

– Thời gian tổ chức các hoạt động truyền thông về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình từ ngày 1/6 đến hết ngày 30/6 năm 2023.

– Hoạt động trọng tâm được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh và trong mỗi gia đình với Chủ đề: “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” vào khung giờ từ 17h - 19h, ngày 28/6/2023.

2. Các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam:

a) Thi Trò chơi vận động thể thao:

– Kéo co: Mỗi đơn vị thành lập 1 đội 10 người (5 nam, 5 nữ) cùng nhau dùng sức kéo đội đối phương về phía mình bằng sợi dây thừng. Tổng cộng: 17 đội.

– Nhảy bao bố đôi (nam - nữ): Mỗi đơn vị cử 2 người (1 nam, 1 nữ) nhảy chung một bao bố đôi. Tổng cộng: 17 đội.

– Chèo thuyền trên cát: Mỗi đơn vị thành lập 1 đội gồm 10 người (5 nam, 5 nữ) ngồi xuống cát, người sau gác chân lên đùi người trước, các thành viên chỉ được dùng tay (chèo) để di chuyển về đích. Tổng cộng: 17 đội.

b) Thi Ẩm thực: Chủ đề:“Bữa cơm gia đình, ấm áp yêu thương”.

– Mỗi Đoàn thuộc các huyện, thành phố, thi nấu 2 bàn tiệc, mỗi bàn gồm 3 món chính và 1 món tráng miệng đảm bảo 10 người ăn, các món thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của từng địa phương.

– Mời Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Người cao tuổi, Hội Luật gia tham gia thi nấu 1 bàn tiệc/đơn vị, mỗi bàn gồm 3 món chính và 1 món tráng miệng đảm bảo 10 người ăn.

– Mỗi đơn vị trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia thi nấu 01 bàn tiệc, mỗi bàn gồm 03 món chính và 01 món tráng miệng đảm bảo 10 người ăn.

– Tổng cộng 20 đội tham gia, nấu 27 bàn tiệc.

Trong đó:

7 đội của huyện và thành phố: Nấu 14 bàn tiệc.

10 đội của ngành VHTTDL: Nấu 10 bàn tiệc.

Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh: Nấu 3 bàn tiệc.

3. Tuyên dương hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, Mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Mỗi huyện, thành phố lựa chọn 2 gia đình văn hóa tiêu biểu (trong đó yêu cầu hộ gia đình phải là gia đình 3 thế hệ, thực sự tiêu biểu, gương mẫu: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo) và 1 mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác về phòng, chống bạo lực gia đình và 1 mô hình “5 không 3 sạch”

III. Đối tượng và số lượng tham gia

1. Mỗi huyện, thành phố thành lập 1 đội với 15 thành viên (Gồm: Hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, thành viên Mô hình gia đình phát triển bền vững, Câu lạc bộ PCBLGĐ đại diện cho địa phương). Tổng cộng 7 đội.

2. Các đơn vị trong ngành VHTTDL, mỗi đơn vị thành lập 1 đội với 10 thành viên/đội. Tổng cộng 10 đội (trong đó: Sở VHTTDL thành lập 1 đội, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu Bóng và Trung tâm TTXTDL thành lập 1 đội, các đơn vị trực thuộc còn lại mỗi đơn vị thành lập 1 đội).

3. Mời Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Luật gia tỉnh cùng gia tham gia các hoạt động. Tổng cộng 3 đội (Chỉ mời tham gia phần thi ẩm thực).

IV. Thời gian và địa điểm

1. Thi Trò chơi vận động: Một buổi sáng ngày 28/6/2023, tại……..

2. Thi Ẩm thực: “Bữa cơm gia đình, ấm áp yêu thương”: Một buổi chiều ngày 28/6/2023, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh.

3. Tuyên dương hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, Mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình: Buổi chiều ngày 28/6/2023, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh.

Ảnh: Báo Lao Động

Mẫu kịch bản số 3

I. Khai mạc

- Đón và hướng dẫn khách vào khu vực tổ chức chương trình

- Các thành viên tập trung theo hàng hoặc khối thi đấu, được phát ruy băng để phân chia đội

II. Phần Hội

Thử thách Team building: Là chuỗi thử thách đòi hỏi tinh thần đoàn kết trong đồng đội cùng với một số kỹ năng cần thiết. Sau đây là một gợi ý hấp dẫn cho bạn:

- Bố tài ba: Ông bố đội mũ gắn cốc nước lên đầu và di chuyển về trạm kế tiếp.

- Mẹ khéo tay: Các bà mẹ dùng ống để dẫn nước tới trạm thứ 4

Hội chợ game trải nghiệm: Mỗi trạm game nên phù hợp với một khoảng lứa tuổi và sở thích khác nhau.

- Mê cung gỗ: Đây là một trò chơi team building thú vị, đòi hỏi cả sự tư duy logic.

- Gian hàng tô tượng, vẽ trang cho các bé lớn hơn 5 tuổi.

- Phi tiêu hoặc ném vòng: Người thắng cuộc sẽ nhận phần quà hấp dẫn từ ban tổ chức.

III. Phần Tiệc

- Văn nghệ chào mừng: Tiết mục cây nhà lá vườn hoặc nghệ sĩ biểu diễn

- MC gửi lời chào và giới thiệu chương trình 

- Mở rượu khai tiệc

- Mọi người cùng nhau dùng tiệc, có thể đan xen các tiết mục từ nhân viên đã đăng ký.

Chương trình Gameshow sân khấu đặc sắc: 

- Các gia đình chụp hình lưu niệm

- Kết thúc chương trình

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô

chọn
Bất động sản tháng 4/2024: Ban hành nghị định về lấn biển; giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển; Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư; Long An, Hậu Giang được duyệt chuyển đổi đất lúa làm loạt dự án nghìn tỷ; Bình Dương chấp thuận đầu tư KĐT tỷ USD;...