Toyota, Misubishi, Google, SoftBank, … cuộc đua chi tỉ đô vào cuộc chiến Grab và Go-Jek

Cuộc chiến giành thị phần giữa Grab và Go-Jek gây cấn từ thị trường Việt Nam đến cả khu vực Đông Nam Á. Song hành cùng cuộc chiến này, các “ông lớn” công nghệ, ô tô và ngân hàng cũng cật lực đổ tiền đầu tư vào hai startup kì lân.

Trong khi Uber và Lyft gây thất vọng cho các nhà đầu tư sau khi IPO vì tình hình kinh doanh không khả quan, Grab và Go-Jek là hai thương hiệu châu Á xóa tan nghi ngại ấy. Năm 2018, Grab ghi nhận doanh thu trên 1 tỉ USD. Go-Jek trở thành startup kì lân khi được định giá lên đến 10 tỉ USD

Cuộc đua chi tỉ đô vào Go-Jek và Grab

Đầu năm 2018, Grab đã huy động thành công 2 tỉ USD từ Toyota và một số quĩ đầu tư, trong đó có Vulcan Capital của nhà đồng sáng lập Microsoft - Paul Allen. Riêng Toyota chiếm 50% vòng gọi vốn đó.

govzing-1560941617574877339814-crop-156094164716947930803

Sự lớn mạnh của Grab và Go-Jek thu hút hàng loạt nhà đầu tư. (Ảnh: Phúc Minh).

Đến tháng 10, Microsoft bắt tay ngay với Grab trong vai trò đối tác chiến lược. Financial Times dẫn từ nguồn tin bí mật cho biết con số đầu tư khoảng 200 triệu USD. Grab phủ nhận con số này, nhưng cũng từ chối đưa ra số tiền cụ thể. Giới kinh doanh ngầm hiểu đây rất có thể lại là một thương vụ tỉ đô để Microsoft có thể đổi lấy 4 chữ "đối tác chiến lược".

Cuối năm 2018, Yamaha Motor, đối thủ của Toyota, quyết định giúp Grab chốt sổ trong năm 2018 với khoản đầu tư 150 triệu USD.

Lần lượt các công ty công nghệ và ô tô có động thái muốn nhảy vào thị trường gọi xe công nghệ khiến nhiều "ông lớn" khác cũng nóng mặt. Ngay tháng đầu năm 2019, Aphabet - công ty mẹ của Google, Tencent và JD.com, cùng lúc bỏ ra khoảng 1,2 tỉ USD đầu tư dài hạn vào Go-Jek, tiếp thêm nhiệt lượng cho cuộc chiến nảy lửa này.

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-09 lúc 17

SoftBank và Toyota là 2 đại gia chi tiền lớn vào Grab. (Đồ họa: Tất Đạt).

Central Group không đứng ngoài cuộc đua, đã chi ngay 200 triệu USD để giúp Grab mở rộng hoạt động kinh doanh một tháng sau đó. Danh sách các nhà đầu tư của Grab đặc biệt có tên tuổi SoftBank. Đại gia Nhật này đã mạnh tay chi đến 1,5 tỉ USD để giúp Grab lớn mạnh.

Cuốc chiến càng nóng khi 3 công ty thuộc Tập đoàn Mitsubishi, gồm Mitsubishi Motors, Mitsubishi Corp. và Mitsubishi UFJ Hire & Finance vừa mang thêm "đạn dược" cho Go-Jek. Tuy số tiền không được tiết lộ, nhưng đây là thương vụ được dự đoán mang tầm chiến lược.

Tham vọng theo số tiền đầu tư

Ngay khi Grab mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, Toyota đã đổ tỉ USD vào để có được một ghế trong ban điều hành. Hơn hết, hãng xe này sẽ nắm trọn các dịch vụ bảo hiểm, chương trình hỗ trợ tài chính và bảo trì dự phòng đối với tài xế chạy Grab.

Ông Shigeki Tomoyama, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Chủ tịch Connected Company của Toyota, cho biết: "Sắp tới, cùng với Grab, chúng tôi sẽ phát triển các dịch vụ thú vị hơn, an toàn hơn và bảo mật hơn cho tất cả khách hàng ở Đông Nam Á". 

Với phát biểu trên, giới đầu tư ngầm hiểu các dịch vụ của Toyota sẽ "tấn công" cả giới tài xế và khách gọi xe khắp khu vực thông qua mạng lưới của Grab.

img6062-15620640043191758270557

Với vai trò là đối tác chiến lược, Toyota sẽ đưa các dịch vụ hậu mãi của mình vào lượng tài xế và khách hàng khổng lồ của Grab. (Ảnh: Phúc Minh).

Trong khi Toyota đánh vào dịch vụ hậu mãi, Hyundai lại bỏ tiền thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với Grab trong lĩnh vực xe điện tại Đông Nam Á. 

Hyundai sẽ "giúp" các tài xế Grab tối ưu hóa chi phí bằng việc sử dụng 200 chiếc xe điện do họ sản xuất. Thêm vào đó, 2 công ty cũng cam kết sẽ làm việc với giới chức địa phương và các doanh nghiệp, để xây dựng mạng lưới trạm sạc điện cho phương tiện. Theo Reuters, dự án tham vọng trên sẽ sớm mở rộng sang Việt Nam và Malaysia.

Với Mitsubishi, họ chọn cách xâm nhập sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á bằng các dịch vụ mới gắn với kỉ nguyên Internet nhờ Go-Jek. 

Chủ tịch của Mitsubishi Motors Osamu Masuko khẳng định trên Nikkei Asian Review: "Chúng tôi tin rằng Đông Nam Á sẽ là thị trường lí tưởng cho các dịch vụ di động mới".

grabpay-launch-2-2

Tiềm năng của Grab Pay nuôi tham vọng chuyển mình cho SoftBank?. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Việc Mitsubishi Motors chi tiền cho startup danh giá của Indonesia được cho là sẽ giúp chính họ có thêm nguồn lực trong cuộc đua với đối thủ Toyota, vốn là nhà đầu tư của Grab.

Có lẽ SoftBank tham vọng nhất khi bỏ tiền vào thị trường này. Ngân hàng cam kết sẽ đầu tư không giới hạn cho Grab.

Ông David Thevenon, thành viên Ban cố vấn của SoftBank Investment, cho biết: "Việc đầu tư này sẽ giúp Grab có thể khai phá thêm nhiều cơ hội hấp dẫn mới trong lĩnh vực kết nối di chuyển, dịch vụ giao hàng và dịch vụ tài chính, trong quá trình phát triển nền tảng ngoại tuyến-đến-trực tuyến (offline-to-online) khắp Đông Nam Á".

Ngay tháng 6/2019, Grab vừa đề đơn lên chính phủ Singapore để được mở ngân hàng trực tuyến. Việc SoftBank hậu thuẫn cho Grab có thể làm xoay chuyển thị trường tài chính của Singapore khi ngân hàng số đang là xu hướng tất yếu. 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.