TP HCM định hướng phát triển nhà ở dọc các trục giao thông công cộng lớn

Sở Xây dựng TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP phê duyệt đề án “Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nhà ở cho người dân TP HCM giai đoạn 2020-2030”.
TP HCM định hướng phát triển nhà ở dọc các trục giao thông công cộng lớn - Ảnh 1.

Khu vực Mai Chí Thọ giao với xa lộ Hà Nội (Ảnh tư liệu: Trường Nguyên).

Theo đó, trong 10 năm qua, dân số toàn TP đã tăng 1.845.261 người, diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 16,6 m2/người năm 2009 lên 20,1 m2/người năm 2019. Tổng dân số dự kiến đến năm 2030 là trên 11 triệu người. 

Dự báo nhu cầu đất tăng thêm trên địa bàn TP trong giai đoạn 2020-2025 là 2.003 ha và trong giai đoạn 2026-2030 là 2,372 ha. Do đó, đề án này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân trong 10 năm tới.

Về kế hoạch đến năm 2025, dự thảo tập trung giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư trong việc cung cấp chỉ tiêu quy hoạch, phê duyệt hoặc thỏa thuận tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đối với nhà ở thương mại.

Đối với nhà ở xã hội, cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách...

Ưu tiên xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn

Về kế hoạch phát triển nhà ở tại các quận, huyện trên địa bàn TP, Sở Xây dựng định hướng như sau:

Khu vực quận 1 và quận 3 ưu tiên cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ trước năm 1975, hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2025 nếu chưa có kế hoạch hạ tầng phù hợp.

Đối với các quận 4, 5, 6, 11, quận Phú Nhuận hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch phù hợp. Các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp đẩy mạnh kêu gọi đầu tư dự án nhà ở.

Khu vực quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1.

Năm huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn, khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.

Nguồn vốn để phát triển nhà ở đến năm 2025 dự kiến là 503.800 tỉ đồng, đến năm 2030 là 545.500 tỉ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.