TP HCM: Hàng loạt di sản kiến trúc biến mất, hơn 500 biệt thự cổ bị xóa sổ

Nhiều di sản, di tích độc nhất vô nhị gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển TPHCM như cầu Ba Cẳng, thương xá Tax, nhà đèn Chợ Quán… đã lần lượt biến mất trong sự tiếc nuối của giới chuyên gia bảo tồn và những người yêu mến, gắn bó với thành phố này.
avatar_1573777085031

Cầu Ba Cẳng, công trình kiến trúc độc nhất vô nhị đã bị xóa sổ (Ảnh: tư liệu)

Ðánh mất quá khứ

Là dân “cầu - đường”, chuyên viên Sở Giao thông Vận tải TP HCM, đến bây giờ, sau gần ba thập kỉ, anh bạn tôi vẫn tiếc nuối về việc TP HCM cho tháo dỡ cầu Ba Cẳng trên kênh Hàng Bàng (quận 6) vào những năm đầu thập niên 1990, sau đó cho lấp luôn con kênh với do công trình xuống cấp. Bây giờ TP HCM phải chi hàng nghìn tỉ đồng để khôi phục lại kênh Hàng Bàng. Anh nói cầu Ba Cẳng là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á, gắn liền với nhiều giai thoại còn lưu truyền đến hôm nay nên lẽ ra phải bảo tồn, tôn tạo thay vì tháo dỡ cho khỏi… chướng mắt như suy nghĩ của nhiều lãnh đạo hồi ấy.

Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình về sự mai một của nhiều di sản quý. Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, TP HCM đã xóa bỏ rất nhiều di sản, di tích gắn liền với lịch sử hình thành thành phố, như: Tháp quan sát phòng cháy, chữa cháy đầu tiên của thành phố trong Sở Cảnh sát PCCC, thương xá Tax, Nhà đèn Chợ Quán, cầu Nhị Thiên Đường...

Tại hội thảo về bảo tồn di sản do Bảo tàng TP HCM và Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP HCM phối hợp tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH&NV TP HCM) đưa ra một danh sách gồm 18 công trình kiến trúc đã bị xóa sổ trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Đó là địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son và ụ tàu, Cầu sắt trong Thảo Cầm Viên, Cầu Ba Cẳng, Tháp quan sát phòng cháy, chữa cháy đầu tiên của TP HCM ở khuôn viên Sở Cảnh sát PCCC, Trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất, Công viên Chi Lăng, Quán cà phê Givral, Thương xá Tax, Nhà đèn Chợ Quán, Cầu Nhị Thiên Đường, vòng xoay Quách Thị Trang cùng tượng Trần Nguyên Hãn...

Theo ông Hòa, các nước phát triển khi xây dựng phát triển đô thị nếu vì bất khả kháng phải chấp nhận đánh đổi di sản để đem lại “lợi ích lâu dài và lớn gấp nhiều lần”, điều họ làm trước hết là lập “phụ lục” di sản bị phá hủy ở ngay tại công trình mới. Đó là bảng giới thiệu, hình ảnh, một ít hiện vật còn sót lại, mô hình thu nhỏ của công trình/di sản lúc còn tồn tại...

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa tiếc nuối: “Kiến trúc sư danh tiếng nhất thế kỉ 20 là Le Corbusier có một câu nói đại ý rằng diện mạo của một thành phố có tuổi đời lâu năm giống như một khuôn mặt người. Mà, đã là khuôn mặt người lớn tuổi thì không thể không có nếp nhăn, có vết nám, thậm chí là cả những vết sẹo, nhưng đó mới là khuôn mặt người, nếu không có chúng thì là khuôn mặt của manơcanh, bóng mịn, vô hồn. Những di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc chính là những nếp nhăn của khuôn mặt thành phố”.

Theo ThS Nguyễn Mậu Hùng (Đại học Huế), nhiều địa chỉ tại TP HCM như chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn, lò gốm Hưng Lợi… nếu không cải thiện được tình trạng xâm lấn di tích và xâm hại, việc di sản bị mai một chỉ là chuyện sớm muộn.

Hơn 500 biệt thự cổ bị xóa sổ

Tại buổi giám sát của về công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị tại UBND TP HCM vào ngày 12/11, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP HCM Trần Trung Kiên cảnh báo: Những công trình kiến trúc có giá trị càng để lâu càng có nguy cơ biến mất. Chẳng hạn như hầm cất giấu vũ khí trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến nay không còn nữa.

Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND TP HCM Thi Thị Tuyết Nhung đặt vấn đề: Vì sao HĐND TP HCM giám sát việc bảo tồn di sản và cảnh quan, kiến trúc đô thị? Bà Nhung trả lời luôn: Vì TP HCM có chủ trương sắp xếp lại các cơ quan làm việc, trong đó có trụ sở làm việc của Sở TN&MT, Sở TT&TT. Đây là hai di tích đặc biệt về kiến trúc (người dân vẫn gọi là Dinh Thượng Thơ).

“Khi tổ chức hội thảo về bảo tồn, nhiều chuyên gia, nhà khoa học bức xúc đặt rất nhiều vấn đề về thái độ ứng xử của cơ quan quản nhà nước đối với 2 công sở trên nói riêng và các di sản tại TP HCM nói chung”, bà Nhung cho hay.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thanh Nhã thừa nhận: Công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, lấn chiếm, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ. Nhiều công trình cảnh quan kiến trúc thuộc sở hữu tư nhân do chưa có cơ chế khuyến khích, bị thay đổi hiện trạng. Đơn cử như việc phân loại, đánh giá biệt thự kéo dài nhiều năm, đến khi kiểm tra thực tế thì đã có 560/1.400 biệt thự cũ không còn giữ nguyên hiện trạng, nhiều nơi biến thành nhà phố dù trên giấy tờ vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự. Hiện nay, để bảo vệ số biệt thự cũ, TP HCM phải xem xét từng trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng.

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ cho hay, việc quản biệt thự cũ khiến người dân rất bức xúc. Bà kể: “Chủ nhân các biệt thự cổ hầu hết là các vị lão thành cách mạng. Bà con bức xúc đòi đi kiện, tôi phải thuyết phục cứ bình tĩnh để tôi tìm hiểu và có ý kiến với UBND TP mới tạm ổn. Nhiều biệt thự bên ngoài trông ngon lành như vậy chứ bên trong người dân đã đập bỏ hết kiến trúc cũ để xây lại nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở”, bà Lệ cho hay.

Bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TP HCM chỉ đạo các sở ban ngành, quận huyện bảo vệ di tích, không để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm, mua bán. Chẳng hạn tại một ngôi chùa là di tích ở gần Đầm Sen (quận 11), tư nhân chiếm dụng làm chỗ ở. Việc xử thu hồi rất khó, thậm chí căng thẳng. Trụ trì chùa buổi tối không dám ngủ trong chùa…

Giám đốc Sở VH-TT TP HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết TP HCM đang lập hồ sơ 102 công trình, địa điểm để kiểm kê xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, một số công trình, địa điểm đã được xác định là đủ tiêu chí xếp hạng nhưng chủ sở hữu, cá nhân tổ chức trực tiếp quản , sử dụng không đồng ý.

Trong quá trình quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, cơ quan chức năng chưa tính đến khu vực bảo vệ di tích, cảnh quan kiến trúc công trình xung quanh di tích đã dẫn đến hậu quả là nhiều di tích có khu vực bảo vệ nằm trong quy hoạch giao thông, đô thị.

“Một số tổ chức, cá nhân trông coi trực tiếp tại di tích đã để xảy ra việc mất trộm hiện vật như đình Linh Tây, đình Bình Tây, đình Khánh Hội, đình Bình Đông”, ông Huỳnh Thanh Nhân cho hay.

TP HCM: Hàng loạt di sản kiến trúc biến mất, hơn 500 biệt thự cổ bị xóa sổ - Ảnh 2.

Thương xá Tax (xây dựng năm 1880) bị tháo dỡ vào cuối năm 2016 để làm tuyến metro số 1

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thanh Nhã thừa nhận: Công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, lấn chiếm, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ.

Lập hồ sơ xếp hạng di tích Nhà thờ, Tu viện dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm

Theo Sở VHTT, TP HCM có 172 di tích đã có quyết định xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 56 di tích quốc gia (2 di tích khảo cổ, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 114 di tích cấp thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 di tích lịch sử). Sở đang lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm để trình Thành ủy và UBND TP HCM trong tháng 12 tới.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.