TP HCM ngăn chặn rửa tiền, tài trợ khủng bố qua bất động sản

Với việc đầu tư thuận lợi, không nhiều thủ tục ràng buộc, kinh doanh bất động sản là một trong những lĩnh vực mà tội phạm rửa tiền khai thác dễ dàng.

Sau khi Bộ Xây dựng chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc việc phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản, Sở Xây dựng TP HCM đã yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới, quản lí, các sàn giao dịch bất động sản thực hiện ngay các biện pháp nhận biết khách hàng, rà soát những hoạt động đáng ngờ.

Giao dịch trên 300 triệu đồng phải báo cáo

Theo yêu cầu trên, tất cả doanh nghiệp, sàn giao dịch hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn cần ban hành, cập nhật qui định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Đối với những giao dịch tiền mặt của khách hàng có giá trị trên 300 triệu đồng trở lên, Sở Xây dựng yêu cầu cần lập, gửi báo cáo về Cục Quản nhà và Thị trường bất động sản, Cục Phòng chống rửa tiền.

TP.HCM ngăn chặn rửa tiền, tài trợ khủng bố qua bất động sản - Ảnh 1.

Cao ốc phức hợp Madison trong đại án liên quan đến Vũ "nhôm". (Ảnh: Lê Quân).

Khi phát hiện những hoạt động đáng ngờ, các tổ chức cần liên hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được hướng dẫn lên danh sách đen cảnh báo, lên danh sách những cá nhân có ảnh hưởng chính trị để tránh các rủi ro trong giao dịch.

Sở Xây dựng TP.HCM cũng yêu cầu Thanh tra sở rà soát lại việc thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền của các đơn vị hoạt động trong ngành bất động sản. Cơ quan thanh tra phải có báo cáo tổng hợp về vấn đề này và gửi Cục Quản nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng trước ngày 15/9.

Bất động sản là ngành có nguy cơ rửa tiền cao

Đánh giá về rủi ro rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết luận bất động sản là lĩnh vực có nguy cơ diễn ra hoạt động rửa tiền ở mức cao.

Trong các vụ đại án về tham ô hay những vụ đánh bạc có giá trị tài sản hàng nghìn tỉ đồng đang bị điều tra, bất động sản là tài sản chủ yếu thu được. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước cho biết lĩnh vực này thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Ngoài ra, bất động sản là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác so với các thị trường khác bởi việc đầu tư khá thuận lợi, không có nhiều thủ tục ràng buộc khi tham gia.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.