TP.HCM ra văn bản khẩn, yêu cầu kiểm tra Khaisilk và nhiều công ty khác

Sáng 31/10, Văn phòng UBND TP.HCM đã ra văn bản khẩn thông báo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến liên quan đến những vụ việc có dấu hiệu gian lận thương mại trên địa bàn TP.
tphcm ra van ban khan yeu cau kiem tra khaisilk va nhieu cong ty khac

Sau sự cố khăn lụa có nguồn gốc Trung Quốc, ông Hoàng Khải đã đóng facebook, dù trước đó ông thường chia sẻ hàng ngày.

Cụ thể, ông Tuyến giao Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM khẩn trương kiểm tra toàn bộ hoạt động của Công ty CP đầu tư Khaisilk (Khaisilk) và tất cả các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP có biểu hiện gian lận thương mại để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, trong cuộc KTXH sáng 30/10 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Giám đốc sở Công thương TP báo cáo về tình hình hoạt động của công ty Khai Silk.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch TP, ông Phạm Thành Kiên – Giám đốc Sở Công thương cho biết doanh nghiệp này hiện có ba cửa hàng ở khu vực trung tâm TP. HCM (hai điểm ở đường Đồng Khởi, một điểm ở đường Tôn Đức Thắng, đều ở quận 1).

Theo ông, sau khi công ty bị phát hiện bán hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam thì 3 cửa hàng đều đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh.

Ông Kiên khẳng định kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm, vì đây là doanh nghiệp có tiếng của cả nước và TP.HCM.

Chỉ đạo về việc này, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Công thương cùng các đơn vị liên quan phải nhanh chóng xử lý. Đồng thời ông nhấn mạnh “Không thể chấp nhận doanh nghiệp làm hàng gian, hàng giả”.

Trong buổi họp báo ngay sau đó, Chánh văn phòng UBND Võ Văn Hoan cũng nêu quan điểm: “TP.HCM tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và dứt khoát không phải là chốn dung thân cho các doanh nghiệp gian lận, không quan tâm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng”.

Ông Hoan nhận định rằng sự việc của Khaisilk là “một vụ cá mập”. Ông cho rằng cần thống nhất trong xử lý giữa các địa phương vì văn phòng chính của Khaisilk nằm ở Hà Nội.

“TP chưa có thẩm quyền làm công việc đó, nếu có thì chỉ là tham gia hỗ trợ các cơ quan trung ương, còn tình hình thuế hay gian lận thương mại thì các cơ quan trung ướng sẽ xem xét và có ý kiến chính thức” – ông Hoan nói.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.