Một nhân viên môi giới tư vấn cho khách hàng mua nhà tại một sự kiện mở bán dự án tại Tp.HCM (Ảnh: Thịnh Châu) |
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như nhân viên môi giới đã được pháp luật công nhận tư cách pháp lý trong Luật Kinh doanh bất động sản từ năm 2006 cho đến nay. Trên thực tế, các nhà môi giới đã đóng góp vai trò kết nối cung cầu, hỗ trợ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM, trên thị trường hiện nay cũng có một số công ty môi giới, nhân viên môi giới bất động sản hành nghề không đúng quy định của pháp luật, thậm chí, có dấu hiệu lừa đảo gây thiệt hại cho người mua nhà đất.
Xin điểm một số chiêu trò của môi giới bất động sản phổ biến xảy ra trên thị trường hiện nay gây ảnh hưởng đến quyền lợi mà người tiêu dùng nên biết để cẩn thận khi giao dịch và tránh rủi ro về sau.
Thứ nhất, hiện nay có không ít các công ty, nhân viên môi giới khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng thường “qua mặt” người mua bằng cách tự ý đổi tên dự án, thay đổi tên của chủ đầu tư thật sự khiến người mua nhà không thể truy cập, tìm hiểu thông tin đúng về dự án và chủ đầu tư.
Thứ hai, Môi giới tự ý vẽ lại quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc thay đổi bản vẽ của tổng mặt bằng dự án để thêm vào đó những dịch vụ, tiện ích không có thật của dự án. Chẳng hạn, các “cò đất” đã vẽ ra trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,… gần bên dự án mà mình đang rao bán để vẽ ra khung cảnh đẹp như mơ nhằm “dụ” khách hàng xuống tiền mua nhà, song thực tế lại không có.
Thứ ba, doanh nghiệp môi giới làm ăn không chân chính sẽ tự ý nâng giá bán đã thỏa thuận giữa những công ty môi giới này với chủ đầu tư, đẩy giá bán lên cao cho người mua để ăn phần chênh lệch.
Hình thức “lách luật” dễ thấy nhất là bên môi giới soạn ra các văn bản với nội dung phụ thu như “phí tư vấn môi giới”, “phí tư vấn bán hàng”,… . Điều này đã từng xảy xa đối với người dân khi mua đất nền các dự án ở tỉnh Đồng Nai của Công ty CP Địa ốc Kim Phát, Việt Hưng Phát.
Thứ tư, sử dụng nhân viên không đủ thẩm quyền để ký những giao dịch với khách hàng. Ví dụ như văn bản đặt cọc giữ chỗ, có đóng dấu công ty phía trên cùng giấy đặt cọc giữ chỗ nhưng ở cuối tờ giấy này chỉ là chữ ký của một nhân viên bình thường không có chức vụ và không đóng dấu đỏ của công ty.
Cùng với đó, những điều khoản thỏa thuận, ràng buộc người mua được các môi giới đưa ra một cách mơ hồ, thiếu rõ ràng minh bạch, điều này thường gây thiệt hai cho bên đặt cọc.
Một số công ty môi giới địa ốc làm ăn chộp giật bị khách hàng treo băng rôn tố cáo |
Thứ năm, là sử dụng lực lượng “chim mồi”. Những công ty môi giới có dấu hiệu hoạt động trái pháp luật thường hẹn khách hàng đến công ty của họ để đi xem đất. Những khu đât nền được giới thiệu ban đầu có vị trí khá đẹp ở nội thành Tp.HCM như quận 2, quận 9,… nhưng thực ra các công ty này không hề có đất ở những khu vực này.
Do đó, sau khi đưa người mua đi lòng vòng để “câu giờ”, các môi giới sẽ đưa ra những lý do như đã bán hết hàng, không còn vị trí đẹp,… để các “chim mồi” trên xe dẫn dụ người mua đi đến những khu đất mà họ muốn bán ở Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom (Đồng Nai), Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), hay thậm chỉ ở Bến Lức (Long An),…
Bằng cách bám sát, vẽ ra khung cảnh đẹp như mơ mà mới chỉ có trong tưởng tượng hoặc trên giấy, lực lượng “chim mồi” bằng mọi cách lôi kéo, thuyết phục, thậm chí gây áp lực khiến người mua phải đặt cọc giữ chỗ mua đất.
Những “chiêu trò” nói trên của một số công ty và nhân viên môi giới bất động sản đã gây thiệt hai rất nhiều cho người mua nhà. Do đó, người dân nếu có nhu cầu mua bất động sản, nhất là đất nền để tự xây nhà thì phải xem xét kỹ lưỡng tính pháp lý của dự án. Chẳng hạn dự án phải có sổ đỏ, có giấy phép xây dựng, hệ thống hạ tầng đã hoàn thiện,… không nên tin theo lời đường mật của môi giới khiến “tiền mất tật mang”.
Phục hồi điều tra vụ chủ đầu tư chung cư Gia Phú lừa đảo khách hàng
VKSND Tối cao đã ra quyết định giải quyết khiếu nại, yêu cầu VKSND TP HCM huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra của ... |
Bà chủ doanh nghiệp bất động sản đứng đầu danh sách nợ thuế là ai?
Đứng đầu trong danh sách loạt doanh nghiệp bất động nợ thuế mà Cục thuế Tp.HCM vừa công bố có tên Công ty TNHH Bất ... |
Nhiều ‘đại gia’ bất động sản tại TP HCM nợ thuế tiền tỷ
Trong danh sách hơn 1.200 doanh nghiệp nợ thuế mà Cục thuế TP HCM vừa công bố có nhiều “đại gia” bất động sản nợ ... |