Triển khai sớm Basel II thúc đẩy ngân hàng hội nhập và cạnh tranh

Những nhà băng tiên phong triển khai Basel II thành công đang có nhiều cơ hội mở rộng không gian kinh doanh và phát triển trên nền tảng bền vững để tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên, thực hiện và triển khai thành công Basel II là một hành trình có nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nỗ lực vượt qua giới hạn của chính mình.

Lợi thế dành cho những người tiên phong

Có thể nói, cuộc đua triển khai Basel II không đơn giản là cuộc đua giữa các nhà băng mà bản chất là cuộc đua vượt qua chính mình của từng định chế tài chính. Bởi thành công với Basel II, các ngân hàng sẽ nâng cao năng lực quản rủi ro và đạt chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Cho đến nay (tháng 7/2019), đã có 9 ngân hàng được NHNN phê duyệt đạt chuẩn Basel II, trong đó có Vietcombank, Techcombank và các gương mặt khác.

Đây là những ngân hàng đi đầu trong quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động, với chất lượng tài sản hàng đầu, không còn dư nợ trái phiếu tại Công ty Quản tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), các hệ số an toàn và thanh khoản lành mạnh, hệ số sinh lời thuộc nhóm cao nhất ngành và đang tăng trưởng rất năng động. 

Song để áp dụng thành công Basel II, các ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược, mạnh tay đầu tư nhân lực, vật lực (công nghệ, chi phí vận hành, thay đổi cách làm, thay đổi hệ thống...) để chuẩn hóa về quản trị rủi ro theo đúng chuẩn quốc tế, ngân hàng áp dụng Basel II phải có năng lực tài chính cao hơn ít nhất 20% so với ngân hàng chưa áp dụng.

ATM-Techcombank-640

Đã có 9 ngân hàng được NHNN phê duyệt đạt chuẩn Basel II, trong đó có Vietcombank, Techcombank và các gương mặt khác. (Ảnh: Techcombank)

Tập trung áp dụng những chuẩn mực tốt nhất

Tại Techcombank, một trong số ít ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn áp dụng Basel II, đã có một quá trình chuẩn bị đáng kể để luôn chủ động tuân thủ áp dụng các biện pháp quản rủi ro tín dụng và tập trung vào quản trị các rủi ro vận hành cho hệ thống, đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững, minh bạch trong thời gian qua.

Ở khía cạnh an toàn hoạt động, nhìn lại ba năm chuyển đổi vừa qua, ông Trịnh Bằng, Giám đốc Tài chính Techcombank nhấn mạnh để kết quả của chiến lược dịch chuyển các trục hoạt động, với thu nhập ngoài lãi tăng gấp 3 lần sau 3 năm.

Tăng thu nhập ngoài lãi, lợi nhuận ngân hàng bền vững hơn. Điều này cũng phản ánh ở việc Techcombank giữ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao, lên tới 14,3% vào cuối 2018 và gần 14% cuối quý 1/2019, trong khi các chỉ số sinh lời như ROE và ROE đạt mức cao trong khu vực.

Tỷ lệ CAR giữ mức cao liên tục khoảng 14%, so với yêu cầu của Basel II là đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ít nhất 8%, cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để Techcombank thực hiện kế hoạch áp dụng Basel II trước hạn.

Đặc biệt, Techcombank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai và áp dụng thành công IFRS9 (chuẩn mực kế toán quốc tế) kể từ ngày 1/1/2018, trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng tại thị trường Việt Nam đang quản trị theo số liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đây là động thái được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao, bởi nó phản ánh chính xác sức khỏe tài chính nhà băng theo thị trường chứ không theo giá vốn như chuẩn mực kế toán Việt Nam.

"Năm 2019 Techcombank có thuận lợi từ nguồn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. Ngân hàng cũng có điều kiện để tập trung nhiều hơn cho việc áp dụng các chuẩn mực tốt nhất trong hoạt động, như thực hiện Basel II, và trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chuyển sang mô hình quản trị theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS 9", ông Trịnh Bằng cho biết.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.