Triều Tiên tuyên bố chế tạo thành công thuốc thần chữa bách bệnh | |
Triển lãm hàng không ở đất nước bí ẩn nhất thế giới |
Khi nhiếp ảnh gia người Đức Christian Petersen-Clausen tới Triều Tiên vào năm ngoái, ông khá bất ngờ bởi rất ít người ở quốc gia này có điện thoại di động. Trong ảnh, một người đàn ông đang dùng điện thoại thông minh khi di chuyển trong ga tàu điện ngầm tại Bình Nhưỡng. |
Tuy nhiên khi quay trở lại Triều Tiên vào năm nay, Christian bất ngờ khi thấy điện thoại xuất hiện ở mọi nơi. “Dường như người nào cũng có điện thoại. Đôi khi tôi còn thấy mỗi người có tận hai chiếc”, ông nói. |
Điện thoại di động vẫn còn hiếm ở Triều Tiên, với chỉ 2,5 triệu thuê bao di động trong tổng số 24 triệu dân. Tuy nhiên, số người có điện thoại tăng nhanh là một dấu hiệu cho thấy số người giàu mới nổi của nước này đang tăng lên. |
Tại Bình Nhưỡng, một tầng lớp dân tương đối khá giả đã xuất hiện và số lượng ngày càng tăng. Những người này không có mối liên quan trực tiếp đến đảng Lao động Triều Tiên. Họ được gọi là “donju”, có nghĩa là "bậc thầy của tiền bạc". Donju thường tới nơi mà người nước ngoài gọi họ là “Pyonghattan”, biệt danh dành cho một vùng đất giàu có với các cửa hiệu sang trọng, nhà hàng và quán cà phê phục vụ 24h. Trong ảnh, cặp cô dâu chú rể đang chụp ảnh cùng chú chó đốm giống Dalmatian ở vườn thú Bình Nhưỡng. |
Theo Michael Madden, giáo sư thỉnh giảng tại Viện Mỹ-Hàn thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins, giới giàu có nói trên bắt đầu xuất hiện sau khi nghị định của chính phủ Triều Tiên năm 2002 cho phép công dân giao dịch hàng hóa và mở doanh nghiệp. Cho đến nay, Triều Tiên đã tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực từ giao thông vận tải đến bất động sản. Trong ảnh, một người phụ nữ đang tập cưỡi ngựa tại Câu lạc bộ Cưỡi ngựa ở Bình Nhưỡng. |
Một cặp đôi ăn mặc hợp thời trang đi trên đường phố Bình Nhưỡng. |
Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế ngăn Triều Tiên nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, nhiếp ảnh gia cho hay, các donju vẫn dễ dàng mua hàng hóa đắt tiền. Nhiếp ảnh gia Christian đã nhìn thấy một vài chiếc Audi A6 đời mới trên đường phố, những chiếc TV màn hình phẳng và túi xách tay hàng hiệu trong nhiều cửa hàng bách hóa ở thủ đô. |
Một người đàn ông cầm túi da vừa bước ra từ xe taxi gần cầu Okryu ở Bình Nhưỡng. |
Chiếc máy ảnh canon Canon Powershot A3300 mà hai sinh viên này đang dùng không còn là vật hiếm có ở Triều Tiên. |
Hai học sinh chăm chú nhìn màn hình máy tính bên trong Trung tâm Khoa học và Công nghệ ở Bình Nhưỡng. |
Theo nhiếp ảnh gia Christian Petersen-Clausen, rất khó để bắt gặp một người có thân hình mập như người đàn ông này tại Triều Tiên trước đây. Dù người giàu ở Triều Tiên ngày càng giàu thêm, bên ngoài Bình Nhưỡng, tình trạng khó khăn vẫn còn bủa vây người dân. Nhiếp ảnh gia Christian nhớ lại một lần đi qua một trang trại trên đường từ thủ đô Bình Nhưỡng đến thành phố biển Wonsan. "Đó là vào mùa thu hoạch. Tôi thấy khoảng 30 người đang đứng thành hàng chuyển từng tay nhau những bắp ngô. Công việc đó thật vất vả”, ông nói. |