Trình phê duyệt xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng tại huyện Phúc Thọ

Cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 huyện Phúc Thọ có tổng mức đầu tư 3.444 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong giai đoan 2022 - 2027.

Chiều ngày 8/12, Kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 31 dự án sử dụng vốn đầu tư công của Hà Nội.

Trong danh mục các dự án mà UBND thành phố trình lên trong đợt này, lĩnh vực hạ tầng giao thông có đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 huyện Phúc Thọ.

Dự án có chiều dài 7,76 km, mặt cắt ngang 20,5 - 32 m, tổng mức đầu tư khoảng 3.444 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong giai đoan 2022 - 2027. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố.

Bên cạnh cầu Vân Phúc, có hai dự án khác sử dụng nguồn ngân sách thành phố được Hà Nội trình HĐND trong đợt này còn có dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn từ đường trục phía nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) tại huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà, tổng mức đầu tư 2.564 tỷ đồng và dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (quốc lộ 6) đến Đầm Hồng, tổng mức đầu tư 2.583 tỷ đồng.

Liên quan đến cầu Vân Phúc, tháng 7 vừa qua, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư tuyến giao thông kết nối từ đê tả sông Hồng đến cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 1.213 tỷ đồng từ ngân sách cấp tỉnh, thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến 2026.

Công trình có điểm đầuthuộc xã Trung Hà, huyện Yên Lạc (điểm kết thúc dự án cầu Vân Phúc do Hà Nội đầu tư), điểm cuối thuộc đê tả sông Hồng, địa phận huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Quy mô mặt cắt ngang đoạn dẫn chính từ đê tả sông Hồng lên cầu Vân Phúc dự kiến khoảng 20,5 m (theo kết quả thỏa thuận giữa tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội). Các hạng mục điện chiếu sáng, hệ thống an toàn giao thông, vuốt nối vào đê tả sông Hồng... được đầu tư đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. 

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.