Ngày 10/10, tại kỳ họp thứ 17 , HĐND tỉnh Bình Thuận đã xem xét, thông qua Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo văn bản này, Bình Thuận sẽ nghiên cứu mở rộng không gian phát triển TP Phan Thiết về phía bắc (thuộc Hàm Thuận Bắc) và phía Tây (thuộc Hàm Thuận Nam); Phát triển thêm ba đô thị, bao gồm đô thị Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong, đô thị Sơn Mỹ thuộc huyện Hàm Tân và đô thị Phú Quý.
Tỉnh cũng sẽ hình thành một số khu đô thị mới, khu đô thị chức năng hiện đại, trước hết là hình thành khu đô thị sân bay Phan Thiết, đô thị Vĩnh Tân, đô thị Sơn Mỹ. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50,8% vào năm 2030.
Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội vừa qua đã báo cáo, đề xuất Chính phủ và TP Hà Nội cho điều chỉnh, bổ sung 34 tuyến đường đối ngoại, đường đô thị và 5 cầu vượt sông Hồng, sông Đà.
Theo đó, Thủ đô hiện có 18 cầu vượt sông Hồng, song với định hướng phát triển đô thị hai bên sông, kéo dài đến các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, thành phố sẽ cần thêm nhiều cầu vượt sông hơn nữa.
Chính vì vậy, Sở GTVT đã đề xuất bổ sung 4 cầu qua sông Hồng, một cầu qua sông Đà để tăng cường kết nối một số khu đô thị, cũng như với các tỉnh lân cận.
Ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.
Cụ thể, bổ sung vào Điều 1 Quyết định ngày 23/7/2022 các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT gồm cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; cao tốc Hòa Liên - Túy Loan; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương; cao tốc TP HCM - Chơn Thành; cao tốc Cao Lãnh - An Hữu; cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh.
Ngày 11/10, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự lễ khánh thành cầu Kinh Dương Vương bắc qua sông Đuống, nối huyện Tiên Du và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Theo thiết kế, phần thân cầu được làm bằng bê tông cốt thép, kết hợp vòm thép và hệ dây cáp treo vào mặt cầu; mặt cắt ngang cầu rộng 22,5 m, thiết kế 4 làn ô tô, cầu chính dài 440 m, cầu dẫn hai bên dài hơn 796 m. Tổng mức đầu tư cây cầu này là 1.926 tỷ đồng. Đây là cây cầu thứ 6 vượt sông Đuống, sau cầu Đuống, Đông Trù, Phù Đổng, Bình Thanh và cầu Hồ.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNN tỉnh Quảng Ninh vừa qua đã công bố một báo cáo liên quan đến dự án cải tạo, nâng cấp ĐT 342, đoạn thuộc địa phận TP Hạ Long.
Dự án này có chiều dài hơn 31,3 km. Điểm đầu dự án nằm tại thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm. Điểm cuối nằm tại khu vực giáp ranh huyện Ba Chẽ. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 3.695 tỷ đồng.
Về tiến độ, giai đoạn quý III/2024 - quý IV/2024, dự án sẽ thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Từ quý I/2025 triển khai thi công toàn dự án và đưa vào vận hành từ quý IV/2027.
Ngày 10/10, UBND TP Hà Nội đã khởi công xây dựng đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình.
Theo đại diện chủ đầu tư, dự án có chiều dài khoảng 6,7 km, có quy mô mặt cắt ngang 120 m - 180 m. Dự án đầu tư phải thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng khoảng 106 ha, dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Dự án có tổng mức đầu tư 5.249 tỷ đồng, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP Hà Nội làm chủ đầu tư.
Theo TTXVN, Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất và Gò Quao - Vĩnh Thuận.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, dự án có tổng chiều dài gần 52 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang dài hơn 45 km, đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 6,6 km. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 3.900 tỷ đồng.
Cụ thể, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất có chiều dài đoạn tuyến hơn 11 km, điểm đầu thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, điểm cuối thuộc địa phận huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài đoạn tuyến khoảng gần 41 km, điểm đầu thuộc địa phận huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, điểm cuối thuộc địa phận xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh này sẽ có 9 tuyến đường bộ quốc gia đi qua.
9 tuyến đường này bao gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cao tốc TP HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng; cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; quốc lộ (QL) 1; QL 60.
Dự thảo quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dẫn thông tin theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, trên địa bàn tỉnh Bình Phước được quy hoạch với hai đường cao tốc mới.
Theo đó, cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Hoa Lư, chiều dài dự kiến 130 km, trong đó, đoạn TP HCM - Chơn Thành có chiều dài dự kiến 60 km, quy mô 6 - 8 làn xe, đầu tư giai đoạn 2021 - 2030; đoạn Chơn Thành - Hoa Lư, chiều dài dự kiến 70 km, quy mô 6 - 8 làn xe đầu tư giai đoạn sau năm 2030.
Cùng với đó, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ (QL) 13, QL 14 hiện hữu, và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ thành các đường quốc lộ thứ yếu bao gồm QL 13B, QL 13C, QL 14C và QL 55B.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024