Một hóa thạch giống như rồng được khai quật ở phía đông bắc Trung Quốc đã được tiết lộ trong tuần này và được coi là một trong những loài khủng long biết bay đầu tiên xuất hiện trên trái đất.
Nguồn: nationalgeographic.com
Loài khủng long bay này có tên là Ambopteryx longibrachium, hóa thạch của nó được tìm thấy vào năm 2017 bởi một nông dân địa phương ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
HÌnh ảnh 3D minh họa loài khủng long Ambopteryx longibrachium. (Ảnh: Riley Black).
Mẫu hóa thạch này được bảo quản tốt trong moi trường tự nhiên và còn lưu giữ lại được các mô mềm như màng cánh, lông trên cơ thể và thậm chí cả nội thức ăn và nội tạng vẫn còn trong bụng.
Ambopteryx là loài khủng long có cánh thứ hai được phát hiện tại Trung Quốc, trước đó, năm 2015 các nhà khảo cổ cũng khai quật được hóa thạch của một loài khủng long bay khác có tên Yi qi có niên đại cách Ambopteryx longibrachium 2-3 triệu năm.
(Ảnh: Riley Black).
"Những khám phá về loài khủng loang bay Ambopteryx và Yi đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng tôi về nguồn gốc của những đôi cánh", nhà cổ sinh vật học Min Wang thuộc Viện Cổ sinh vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.
Ông cũng cho biết thêm, Ambopteryx dài khoảng 13 inch (32 cm) và nặng khoảng 11 ounce (306 gram), chắc chắn có khả năng bay lượn.
(Ảnh: Riley Black).
Nó trông giống một loài chim hơn là khủng long với đôi cánh được cấu tạo bởi một màng da (giống cánh dơi). Thông thường, các loài động vật biết bay đều có xương ức phát triển để các cơ bắp hỗ trợ bay. Tuy nhiên, phát hiện cho thấy loài Ambopteryx không hề có.
Ảnh: CHUNG-TAT CHEUNG/nationalgeographic.com.
Loài khủng long nhỏ này sinh sống trong môi trường rừng, thực hiện các chuyến bay ngắn từ cây này sang cây khác để tìm kiếm các loại quả mọng, hạt và côn trùng hoặc các động vật nhỏ khác để ăn.
"Trong một thời gian dài, chúng tôi nghĩ rằng đôi cánh sở hữu lông vũ là cách duy nhất để bay" trong quá trình tiến hóa của loài chim, Wang nói thêm.
"Tuy nhiên, những khám phá mới này cho thấy rõ rằng đôi cánh màng cũng tiến hóa ở một số loài khủng long có liên quan mật thiết đến loài chim".
Ảnh: CHUNG-TAT CHEUNG/nationalgeographic.com.
Trước đó, vào năm 2015 các nhà khảo cổ học cũng khai quật được hóa thạch của một loài khủng long bay sở hữu đôi cánh có lông vũ tại Liêu Ninh.
Mẫu hóa thạch của loài khủng long này có niên đại 125 triệu năm và sở hữu chiều dài 2 mét, được bảo quản gần như hoàn hảo trong lớp đá vôi.
Loài khủng long này được đặt tên là Zhenyuanlong, sở hữu cơ thể to lớn và phần cánh tương đối ngắn, được bao phủ bởi những lớp lông vũ giống như lông ngỗng, loài khủng long này gần như không thể bay được.
Các nhà khoa học tin rằng, Zhenyuanlong là tổ tiên của loài Velociraptor. Velociraptor có cánh nhưng đôi cánh ngắn ngủn chỉ có thể giúp chúng giữ thăng bằng chứ không giúp chúng bay được.Velociraptor sử dụng những móng vuốt ngón chân vô cùng sắc nhọn ghim chặt vào con mồi.