Thế giới quay cuồng trong cơn khát thịt heo của Trung Quốc

Trung Quốc đang lùng sục cả thế giới để thu mua thịt heo, trước tình trạng khan hiếm nguồn cung thịt trong nước.

Liên minh châu Âu, nơi sản xuất thịt heo lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, đã tăng lượng thịt xuất khẩu cho quốc gia tỉ dân, nhưng nó cũng chỉ đáp ứng được một phần cuộc khủng hoảng thiếu hụt thịt heo do dịch tả heo châu Phi gây ra tại nước này.

Argentina và Brazil cũng đã phê duyệt việc xây dựng các nhà máy chế biến thịt heo mới để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào Trung Quốc.

Khủng hoảng thịt heo tại Trung Quốc

Rabobank ước tính, đàn heo của Trung Quốc đã giảm khoảng một nửa trong tám tháng đầu năm 2019, và có khả năng sẽ giảm tới 55% vào cuối năm nay.

Tại châu Á, các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Lào và Myanmar cũng đang phải vật lộn để ngăn chặn dịch tả heo, và sẵn sàng đẩy mạnh việc nhập khẩu thịt heo.

Sự thiếu hụt nguồn cung thịt heo tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới đang trở nên trầm trọng hơn, bởi Tết Nguyên Đán, ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa Á Đông, đang đến gần. Thịt heo luôn đóng vai trò là thành phần quan trọng nhất trong các món ăn truyền thống.

im-108791

Trung Quốc đang lùng sục cả thế giới để thu mua thịt heo, trước tình trạng khan hiếm nguồn cung thịt trong nước. (Ảnh: WSJ).

Các thương nhân cho biết sườn heo nhập khẩu hiện có giá khoảng 40.000 Nhân dân tệ, tức khoảng 5.680 USD mỗi tấn, so với mức giá 17.600 Nhân dân tệ vào đầu năm nay. Các bộ phận khác như chân trước heo và thịt sườn cùng tăng giá gấp đôi so với thời gian trước đó.

Theo Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, chỉ số giá thịt heo đã tăng khoảng 12,5% kể từ đầu năm đến nay, và đang ở mức cao nhất kể từ tháng 1/2015.

COFCO, một tập đoàn nông nghiệp nhà nước của Trung Quốc, tuần qua đã đồng ý mua 100 triệu USD thịt heo từ Đan Mạch, để giảm bớt tình trạng thiếu hụt trong nước.

"Đối với những doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu thịt heo, thì đây là một thông tin rất tốt", ông Justin Sherrard, chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank cho biết.

Nguồn cung đến từ Nam Mỹ

03_0806Mexico_Chedrahui-7-1024x768

Các nhà máy chế biến thịt được hoạt động trở lại ở Nam Mỹ trước cuộc khủng hoảng thịt heo Trung Quốc. (Ảnh: USMEF).

Nhiều nhà máy chế biến thịt ở Argentina và Brazil gần đây đã được cấp giấy phép xuất khẩu thịt sang Trung Quốc, bao gồm thịt bò, thịt gà và thịt heo.

Nicholas Lafontaine, một chủ trang trại gia súc ở Argentina, cho biết người Trung Quốc đã thu mua tất cả, toàn bộ thân thịt đến các sản phẩm thịt giá rẻ, vốn không thể xuất khẩu vào thị trường EU.

Việc tận thu này cũng đã làm giảm lượng thịt bán ra trên thị trường địa phương. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn là quan trọng nhất. Khi biên lợi nhuận được cải thiện, các nhà máy chế biến thịt tại đây cũng đã mở cửa trở lại.

"Một lợi ích khác đến từ nhu cầu về thịt ngày càng tăng của Trung Quốc, đó là các nhà máy chế biến thịt bò cũng hoạt động trở lại" Nicholas Lafontaine nói.

Quốc gia láng giềng Brazil cũng được hưởng lợi. 

Theo các chuyên gia kinh tế, Bắc Kinh đã ủy quyền cho Brazil tăng gấp đôi số lượng nhà máy chế biến thịt bò, và cho phép 33 nhà máy được xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thịt sang thị trường Trung Quốc đại lục.

Trong năm 2018, Brazil đã xuất khẩu sang Trung Quốc 1,64 triệu tấn thịt bò, khoảng 19,3% tổng sản lượng, chỉ sau Hong Kong. Xuất khẩu thịt bò của Nam Mỹ sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 1,8 triệu tấn trong năm nay.

Các nhà sản xuất thịt heo của Mỹ gặp khó

Trump_China_Pork

Căng thẳng thương mại cản trở người chăn nuôi Hoa Kỳ tiếp cận với thị trường thịt của Trung Quốc. (Ảnh: World Finance).

Mức thế quan cao đối với thịt heo Mỹ mà Bắc Kinh áp đặt như một phần của cuộc chiến thương mại, đang làm cảm trở việc các nhà sản xuất thịt Hoa Kỳ tiến vào thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thịt có trụ sở tại Hoa Kỳ như Tyson Foods vẫn có thể xoay sở được tình hình. Tyson Foods dự kiến doanh số thịt heo sẽ tăng lên nhờ vào các đơn hàng đến từ Trung Quốc, hoặc từ các quốc gia khác chịu ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi.

Giá cổ phiếu của Tyson Foods đã tăng 50% từ đầu năm đến nay.

Trent Thiele, một nông dân nuôi khoảng 60.000 con heo mỗi năm ở Iowa, cho biết cuộc chiến thương mại đang làm tổn thương các nhà sản xuất thịt heo hơi ở Mỹ. Thiele chia sẻ ông rất thích bán thịt heo cho người Trung Quốc hơn là cho các doanh nghiệp. Bởi họ thu mua tất cả thành phần của con heo, từ chân đến nội tạng, trong khi các thị trường khác không thèm ăn.

"Nhiều quốc gia khác đang có được thị phần xuất khẩu thịt heo cho Trung Quốc mà vốn dĩ là của chúng tôi. Nếu không có cuộc chiến thương mại xảy ra", Chủ tịch Hiệp hội thịt heo Iowa cho biết.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.