Trương Kì Phu - 'vua thuốc phiện' ghét ma túy

Trương Kì Phu có biệt danh "Hoàng tử Chết", "Hoàng đế không ngai", là trùm ma túy, là "vua" buôn thuốc phiện trên một địa bàn rộng lớn ở vùng Tam Giác Vàng vào những năm 1960.

Trương Kì Phu sinh ngày 17/2/1933, mang trong mình hai dòng máu bởi bố ông là một quân nhân Trung Quốc thời Quốc Dân Đảng, còn mẹ là người dân tộc Shan (một sắc tộc thiểu số của Myanmar).

Ngoài cái tên tiếng Trung là Trương Kì Phu, Trương còn có hai cái tên nữa, tiếng Thái Lan là Khun sa và tiếng Myanma là Kuan Guan.

Trương Kì Phu - vua thuốc phiện ghét ma túy - Ảnh 1.

Khun Sa có cha là Trương Thừa Nghiêu, người Hán quê Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc, mẹ là người dân tộc Shan. (Ảnh: Sohu).

Theo thông tin từ Sohu, Khun Sa mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ và được một người họ hàng có tên Khôn Sơn nuôi dưỡng (chưa rõ người này là ông, bà hay chú của Khun Sa).

Khun Sa nổi tiếng bướng bỉnh và lười học ngay từ khi còn nhỏ, bởi vậy Trương Kì Phu chỉ có thể tiếp nhận sự giáo dục một cách qua loa của tàn quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng trên đất Myanmar.

Nhưng với bản tính thông minh, Khun Sa đã nhanh chóng học hỏi và nắm bắt được kĩ thuật trồng cây anh túc để điều chế ra thuốc phiện và chính thức tung hoành, buôn bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng (vùng biên giới giữa Myanmar, Thái Lan và Lào) từ năm 18 tuổi.

Trong nhiều năm, tổng hành dinh của hắn là một vương quốc tự trị ảo được trang bị các vệ tinh theo dõi, thậm chí có cả trường học. "Họ nói tôi là vua, thực ra tôi là một vị vua không có vương miện", Khun Sa từng chia sẻ với một phóng viên.

Hoàng đế không ngai

Những năm 1960, Khun Sa là cái tên được nhắc tới nhiều nhất về sản xuất, cung cấp, buôn bán thuốc phiện, heroin với doanh số hàng chục tỉ USD mỗi năm.

Khun Sa luôn muốn đấu tranh giành quyền tự trị cho dân tộc Shan của mình. Tại lãnh địa Tam Giác Vàng, Khun Sa đã lập căn cứ sở hữu một đội quân có quân số lên tới hơn một vạn người được trang bị vũ khí đầy đủ và có cả tên lửa phòng không để chống lại chính quyền sở tại và các băng đảng buôn bán ma túy khác..

Khun Sa bị phạt tù giam 5 năm. Sau khi được phóng thích Khun Sa đến thung lũng Ho Mong điều hành mạng lưới cung cấp heroin đi khắp thế giới. 

Ở thời kì đỉnh cao, Khun Sa sở hữu quân đội hơn 2 vạn binh lính được vũ trang đầy đủ và có cả tên lửa phòng không. (Ảnh: news.ifeng.com).

Người ta ước tính khoảng 60% lượng heroin thâm nhập vào Hoa Kỳ là từ mạng lưới của Khun Sa. Tuy nhiên Khun Sa biện hộ rằng việc sản xuất và buôn bán ma túy chỉ nhằm gây quỹ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Shan.

Vào khoảng những năm 1990, Khun Sa đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp, ngoài ma túy, hắn còn buôn bán ngọc, đá quý, vũ khí đồng thời dùng mọi cách để mua chuộc, khuyến khích dân chúng địa phương trồng cây thuốc phiện, thu thuế thuốc phiện, sở hữu hơn hai vạn binh sĩ có vũ trang, lập hải quan trong vùng kiểm soát để thu các loại thuế, lệ phí, kiểm soát toàn bộ tuyến biên giới Miến – Thái dài 400km, phía Đông bang Shan và 3 tỉnh Chieng Mai, Chieng Rai và Mae Hong Son của Thái Lan.

Trương Kì Phu - vua thuốc phiện ghét ma túy - Ảnh 4.

Khun Sa luôn muốn đấu tranh giành quyền tự trị cho dân tộc Shan của mình. (Ảnh: news.cntv.cn).

Hàng năm Khun Sa thu thuế bảo kê lên tới 40% thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp: Năm 1988 thu được 200 triệu USD tiền bảo kê, năm 1989 thu được 400 triệu USD.

Khun Sa lập trường học, đài truyền hình vệ tinh và các trận địa tên lửa phòng không. "Thủ đô" Homong của Khun Sa không phải "nơi ẩn náu trong rừng" như nhiều báo chí miêu tả, mà là một đô thị đông đúc có đủ trường học, bệnh viện, chợ búa và các đường phố.

'Vua thuốc phiện' nhưng ghét ma túy

Mặc dù ở trong khu vực chuyên sống bằng nghề sản xuất thuốc phiện nhưng Khun Sa đặc biệt ghét việc hút thuốc phiện hoặc sử dụng các loại ma túy khác và trừng phạt rất nghiêm khắc người nào sử dụng mà túy trong "vương quốc" của hắn.

Theo thông tin từ giới truyền thông Trung Quốc, Khun Sa có hai người con trai, ba người con gái và đã từng tự tay đánh người con trai cả "thừa sống thiếu chết" chỉ vì có người tố anh này thử hút thuốc phiện.

Trương Kì Phu - vua thuốc phiện ghét ma túy - Ảnh 5.

Ngay khi mới 18 tuổi, Khun Sa đã bắt đầu tung hoành trong giới buôn thuốc phiện. (Ảnh: Sina).

Nhiều câu chuyện được kể lại rằng, tại "vương quốc"của Khun Sa, những người hút thuốc phiện sẽ bị nhốt và bỏ mặc dưới một chiếc hố lớn sâu khoảng 2m trong ba ngày ba đêm để hứng chiu mưa gió và phải vệ sinh ngay tai chỗ, nếu sau ba ngày, người đó vẫn còn sống thì sẽ được mang lên để chữa trị và cai nghiện.

Còn nếu người nghiện đó không qua được hình phạt mà chết thì gia đình của người đó sẽ được Khun Sa trợ cấp một khoản tiền bồi thường hàng tháng, Khun Sa từng tuyên bố: "Người dân của chúng tôi trồng thuốc phiện không phải để sử dụng là để đổi lấy cái ăn, cái mặc". Bởi vậy số người nghiện và sử dụng ma túy trong "vương quốc" của Khun Sa dường như rất hiếm thấy.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.