Trưởng phòng CSGT TP.HCM đang trả lời báo chí: 'Chúng tôi thật sự rất tiếc'

Chiều 22.9, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) tổ chức họp báo để giải đáp những vấn đề nóng liên quan đến CSGT trên địa bàn trong thời gian qua.
truong phong csgt tphcm dang tra loi bao chi chung toi that su rat tiec
Trung tá Huỳnh Trung Phong Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM

Trung tá Huỳnh Trung Phong – Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM nói: "Tôi được phân công phụ trách PC67 vào tháng 3.2016 và chính thức nhận nhiệm vụ trưởng phòng vào tháng 12.2016. Tôi đã cố gắng để thay đổi hình ảnh lực lượng CSGT. Tuy nhiên, để xảy ra sự việc vừa qua, tôi thật sự tiếc nuối".

Theo ông Phong, hình ảnh đẹp của CSGT năm 2017 tăng vượt bậc. Toàn PC67 có khoảng hơn 1000 CBCS, trong 9 tháng đầu năm, đơn vị đã nêu được 496 lượt CSGT liêm khiết, không nhận hối lộ, 91 lượt CBCS tham gia truy bắt tội phạm và 58 lượt CBCS điều tiết giao thông dưới mưa.

VIDEO: Lãnh đạo đội CSGT Rạch Chiếc trả lời phản ánh với bạn đọc báo Thanh Niên về vấn đề đường cong tại cầu vượt trạm 2

Ông Phong cho biết những "người lạ" là ai

"Khi nhận được thông tin của Báo Thanh Niên về vấn đề "người lạ" bên chốt CSGT, chúng tôi đã vào cuộc. Thực ra chúng tôi đã vào cuộc trước đó. Chúng tôi ghi nhận là khi CSGT làm việc, người dân hiếu kỳ đứng gần đó để xem. Khi chúng tôi dừng tại một điểm để xử lý vi phạm nhưng có người né chốt bằng cách đứng cách đó khoảng 100m, người ta đứng đó để né, có khi lên tới 10 người", ông Phong giải thích về hiện tượng "người lạ" quanh chốt CSGT.

Theo ông Phong, có những người mặc đồ thường đi xe máy để cảnh giới cho các nhà xe lưu thông theo hướng khác, nhằm né CSGT. "Tôi khẳng định người dân giám sát chúng tôi thường xuyên. Khi chốt kiểm tra hành chính ban đêm sẽ có những người thanh niên đứng gần đó để thông tin cho những thanh thiếu niên tụ tập né tránh", ông Phong cho biết.

VIDEO: Lãnh đạo Đội CSGT Phú Lâm trả lời phản ánh người dân, bạn đọc báo Thanh Niên về vấn đề đường cong từ QL 1A xuống Hương lộ 2

"Chúng tôi cũng xử lý một số trường hợp như vậy rồi", ông Phong khẳng định.

Theo ông Phong, thực tế trong một số chuyên đề phòng chống đua xe trái phép còn có CSGT mặc thường phục thì người dân quay phim nói đó là "người lạ".

"Chúng tôi không loại trừ khi tổ công tác làm việc tại các giao lộ thì gắn kết với những người xe ôm gần đó nên quen mặt, ngày nào cũng gặp nhau, chào hỏi nhau", ông Phong giải thích thêm.

Ông Phong nhấn mạnh: "Chúng tôi không được phép cấm người dân quay phim CSGT. Người dân có quyền quay phim tổ công tác của chúng tôi nhưng không được cản trở chúng tôi làm việc. Chúng tôi mà làm rõ được có sự can thiệp của người lạ mặt gần tổ công tác, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".

Ông Phong cho biết PC67 nghiêm cấm CBCS phối hợp với người lạ gây khó khăn với người vi phạm. Liên quan đến nhân vật ông Hào mà báo Thanh Niên đã phản ánh, ông Phong cho biết tổ kiểm tra đã đến gặp ông Hào và xác minh được là ông làm nghề xe ôm.

Ông Phong cho biết tại công an phường Bình Thắng (TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ông Hào tường trình rằng từ chối chia sẻ thông tin.

Phóng viên Vũ Phượng của báo Thanh Niên đặt câu hỏi với ông Phong: “Vậy bây giờ tôi cung cấp được file ghi âm cuộc trò chuyện với ông Hào và ông Hào nói về vụ việc hôm đó thì sao?".

Ông Phong đáp: “Đó là biên bản của ông Hào tại công an phường, chúng tôi chỉ đọc lại văn bản này. Chúng tôi rất cầu thị”

Về vụ việc ông Hào, phóng viên Vũ Phượng hỏi tiếp: "Nếu ông Hào cố tình nói không đúng sự thật thì PC67 sẽ xác minh như thế nào?". Ông Phong trả lời: “Cách xác minh tốt nhất vẫn là cung cấp thông tin, nếu người dân cung cấp thông tin, chúng tôi sẽ đến tận nơi để xác minh trong từng vụ việc”.

Phóng viên Công Nguyên của Báo Thanh Niên hỏi: Năm 2013, Báo Thanh Niên từng phản ánh về "người lạ" mặt đứng gần chốt CSGT tấn công người vi phạm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Khi đó, PC67 đã vào cuộc điều tra xử lý nhưng chúng tôi chưa nhận được kết quả xử lý. Xin hỏi: vụ việc đã xác minh đến đâu rồi?

Ông Phong trả lời: "Tôi mới nhận chức được 18 tháng, tôi sẽ kiểm tra, xác minh lại và thông tin sau".

Phóng viên Công Nguyên hỏi tiếp: Có một số bạn đọc gọi đến Báo Thanh Niên thắc mắc rằng: “Có phải CSGT sợ người dân phát hiện CSGT nhận hối lộ nên phải thuê giang hồ canh gác?”

“Điều chúng tôi quan tâm nhất là CSGT đã làm đúng hay làm sai, với các mối quan hệ xã hội, anh làm sai điều gì thì anh bị xử lý. Còn nói như trên thì đó là nhận định của người dân. Tôi không bàn đến các nhận định của người dân", ông Phong phản hồi.

truong phong csgt tphcm dang tra loi bao chi chung toi that su rat tiec
Vấn đề đi thẳng trên đường cong bật xi nhan hay không được dư luận quan tâmẢnh: An Huy

Ông Phong chia sẻ: "Báo chí nhiều khi dùng từ CSGT là "anh hùng núp", "núp lùm" nhưng thời gian qua các anh chị xem CSGT có sự thay đổi không?".

Ông Phong cho biết đứng ở địa điểm nào, chốt nào, CSGT phải đăng ký trước với Phòng CSGT. Những địa điểm này phải phù hợp chứ không phải thích đứng đâu thì đứng. Tuy nhiên phải đảm bảo yếu tố an toàn.

"Trong luật giao thông đường bộ không có khái niệm đường cong mà chỉ có là độ cong của đường", ông Phong mở đầu loạt câu hỏi mà phóng viên Thanh Niên đặt vấn đề. Ông Phong thông tin, qua khảo sát, Phòng CSGT không lập biên bản tại các đoạn "đường cong".

Chưa phát hiện trường hợp mãi lộ nào

Phóng viên Vũ Phượng hỏi: Những đoạn đường có độ cong đang đổ dốc mà CSGT đứng chốt ở đó thì có gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông hay không?

Ông Phong trả lời: CSGT đứng có gây nguy hiểm hay không thì tôi sẽ kiểm tra và khảo sát lại. Thực tế không ảnh hưởng thì sao gọi là đứng đây không bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông được".

Phóng viên Vũ Phượng tiếp tục hỏi: "Bạn đọc Báo Thanh Niên phản ánh CSGT chốt ở đường có độ cong và bắt lỗi không xi nhan sau đó nhận 100-300 ngàn rồi cho đi, ông đã nhận những phản ánh này chưa?".

"Từ đầu năm đến nay tôi chưa nhận thông tin nào liên quan đến việc CSGT nhận mãi lộ", ông Phong trả lời.

Ông Phong nói: "Tôi mong muốn người dân phản ánh có trách nhiệm, có những người phản ánh xong mà chúng tôi gọi lại cả chục lần không được".

PV Công Nguyên hỏi: Nếu người dân cung cấp được nội dung clip hoặc ghi âm CSGT yêu cầu đưa 100-300 ngàn vì không mở xi nhan tại các đoạn đường có độ cong thì ông sẽ xử lý thế nào?

Ông Phong trả lời: Tôi sẽ lập tổ kiểm tra, mời CBCS lên làm việc. Sau đó nếu có sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm. Tôi không né tránh báo chí nhưng tôi muốn làm nhiều rồi mới nói".

Phóng viên Công Nguyên: "Với cương vị là trưởng phòng PC67, xin ông nói cho người dân rõ rằng các đoạn đường có độ cong mà Báo Thanh Niên đã phản ánh thì CSGT có được dừng xe xử phạt ở đây không?"

Ông Phong trả lời: "Những vị trí không mất an toàn thì CSGT được quyền dừng, CSGT có thể dừng ở bất kỳ đâu".

truong phong csgt tphcm dang tra loi bao chi chung toi that su rat tiec
CSGT đang chốt trên đường phố tại TP.HCMẢnh: Vũ Phượng

Phóng viên Vũ Phượng tiếp tục: "Nếu không dùng từ đường cong thì dùng từ nào mới chính xác?".

Ông Phong đáp lại bằng câu hỏi: "Đường nào cũng có tên đường mà sao lại dùng từ đường cong?".

Phóng viên Vũ Phượng hỏi thêm: "Cụ thể tại các đoạn đường có độ cong mà báo Thanh Niên phản ánh, CSGT có được đứng tại đây hay không và có được bắt lỗi xi nhan hay không? "

Ông Phong giải thích: "Nếu Báo Thanh Niên phản ánh là không an toàn thì tôi sẽ xem lại, còn CSGT được đứng tại bất kỳ vị trí nào, miễn sao đảm bảo an toàn và công khai, minh bạch".

truong phong csgt tphcm dang tra loi bao chi chung toi that su rat tiec CSGT Phú Lâm: ‘Dừng phương tiện nhưng chưa lập biên bản đường cong dưới dạ cầu QL1’

Ông Đào Văn Út, Đội trưởng Đội CSGT Phú Lâm cho biết cán bộ, chiến sĩ của Đội chưa xử lý vi phạm nào bằng ...

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...