TS. Đinh Thế Hiển: Năm 2023 dòng tiền sẽ không đổ hết vào bất động sản như thời gian qua

Ngày 30/11, tạp chí Tài chính Doanh nghiệp đã tổ chức hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, luật sư và đại diện doanh nghiệp.

Hội thảo một lần nữa nhấn mạnh trái phiếu là kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, đồng thời cũng là lựa chọn quen thuộc của nhiều nhà đầu tư nhờ lãi suất hấp dẫn, đặc biệt, trong bối cảnh ngân hàng “siết” chặt tín dụng bất động sản.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Đinh Thế Hiển cho biết, trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2022 chủ yếu là trái phiếu bất động sản. Trong đó, công ty chưa niêm yết chiếm trên 80%. 

Ở giai đoạn này, trái phiếu doanh nghiệp đa số vừa do các ngân hàng thương mại phát hành và cũng mua lại với lượng lớn từ các công ty bất động sản - chiếm tới hơn 40% lượng trái phiếu phát hành và giao dịch trên thị trường trái phiếu bất động sản.

Trước thực tế trái phiếu doanh nghiệp hiện nay chưa là nguồn vốn cung cấp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là với các công ty sản xuất kinh doanh, vị chuyên gia cho rằng các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và hỗ trợ cho các công ty sản xuất kinh doanh. 

TS. Đinh Thế Hiển tại hội thảo“Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp”. (Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp).

Áp lực trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp cũng là nội dung được quan tâm tại hội thảo. Trong đó, về pháp lý và khả thi cho các trái chủ khi được doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, tính minh bạch là điểm quan trọng nhất.

“Các công ty bất động sản muốn thông qua kênh trái phiếu để huy động vốn vì muốn vay vốn từ các ngân hàng thương mại thì phải kèm theo nhiều điều kiện pháp lý khắt khe. Kênh trái phiếu có thể cung cấp vốn dài hạn khi các dự án chưa hoàn thành.

Điểm quan trọng nhất cần quan tâm hiện nay là sự minh bạch, cơ chế dành cho việc hoán đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu chuyên nghiệp, rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư”, ông Hiển phân tích.

Có ý kiến cho rằng, hiện nay vấn đề room tín dụng đến từ bất động sản. Ngoài nguồn vốn rót cho các doanh nghiệp bất động sản, các công ty sản xuất cũng dùng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đi đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, theo TS. Đinh Thế Hiển, sang đầu năm 2023, ngân hàng sẽ có kế hoạch nới room tín dụng, dòng tiền sẽ không đổ hết vào bất động sản như thời gian qua. 

Bắt đầu từ tháng 1/2023, ngân hàng có 14% room tín dụng mới. Trong đó, 6 nhóm doanh nghiệp ưu tiên cho vay vốn lưu động có nhóm ngành sản xuất kinh doanh. 

“Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, gồm vốn lưu động và vốn đầu tư trung hạn. Nếu muốn ngân hàng cung cấp vốn lưu động thì doanh nghiệp cần có kế hoạch kinh doanh hợp lý”, vị chuyên gia cho hay.

chọn
Nam Hà Nội (NHA) trúng đấu giá khu đất sạch 2,1 ha cạnh KCN Đồng Văn 3
Khu đất 2,1 ha nằm đối diện cổng KCN Đồng Văn III tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây Nam Hà Nội dự kiến đầu tư khu thương mại dịch vụ với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng.