TS Lê Xuân Nghĩa: Nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án, có ngân hàng đứng sau

Vị chuyên gia cho rằng nhiều doanh nghiệp lớn thu gom nhiều đất để phát triển dự án nhưng thực chất chỉ phát triển có lệ, trong khi các doanh nghiệp khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng.

Tại Hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 25/11 vừa qua, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề, tồn tại trên thị trường bất động sản được thời gian qua. Một trong số đó là tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá thành cao.

Về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, nguyên nhân khiến nguồn cung thị trường bất động sản khan hiếm nghiêm trọng là do nhiều doanh nghiệp đang mua gom và đầu cơ dự án.

"Có nhiều quan điểm rằng, đây là thời điểm tốt để mua gom bất động sản nên rất nhiều doanh nghiệp lớn thu gom rất nhiều đất để phát triển dự án nhưng thực chất chỉ phát triển có lệ. Trong khi các doanh nghiệp khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng. Và những doanh nghiệp lớn đang đầu cơ như thế này thường có ngân hàng đứng phía sau. Nhiều tập đoàn lớn âm dòng tiền nhiều năm nay song họ lại không hề lo lắng vì mục đích của họ là đầu cơ dự án", TS Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng thực trạng này dẫn đến lãng phí đất đai nghiêm trọng, làm đình trệ tài chính và khiến thị trường rơi vào rủi ro. Giá bất động sản tăng cao khiến người có nhu cầu ở thực khó có thể tiếp cận.

"Nhiều người trẻ nghĩ 1,5 tỷ đồng có thể mua được một căn chung cư "ngoài vành đai", cách xa trung tâm, nhưng giá thực tế có thể đã lên đến 2,5 tỷ đồng. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bộ Xây dựng nên chăng thành lập một bộ phận rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong thành phố để thu hồi hoặc đánh thuế thật mạnh?” TS Lê Xuân Nghĩa kiến nghị.

TS. Lê Xuân Nghĩa: Rất nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án, có ngân hàng đứng sau - Ảnh 1.

Hà Nội tồn tại nhiều dự án đắp chiếu, quá gia hạn nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng. (Ảnh tư liệu minh họa: Kiều Anh).

Thực tế, tình trạng các doanh nghiệp được giao đất thực hiện dự án nhưng lại chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai là một trong những vấn đề nhức nhối, gây bức xúc tại nhiều đại phương.

Tại Hà Nội, UBND thành phố đã nhiều lần có các văn bản về việc kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. 

Theo báo cáo ngày 28/7 của Thường trực HĐND TP Hà Nội về kết quả tái giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, Hà Nội có 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay. Nhiều trong số này là các dự án nhà ở, sở hữu vị trí đắc địa nhưng vẫn bị chủ đầu tư đắp chiếu, bỏ hoang nhiều năm.


chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.